Vai Trò Nguyên Tố Kali Với Cây Trồng

vai-tro-cua-kali-doi-voi-cay-trong-thagricare

Trong 3 yếu tố đa lượng thì kali thường được cây hút nhiều nhất, vai trò của nguyên tố kali trong cây là tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất quan trọng trong cây. Cùng TH AGRICARE tìm hiểu tác dụng của Kali đối với cây trồng nhé.

vai-tro-cua-kali-doi-voi-cay-trong-thagricare
Vai Trò Của Nguyên Tố Kali Đối Với Cây Trồng

Kali có vai trò gì đối với thực vật?

Kali có vai trò tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất hydrat cacbon và gluxit của cây trồng. Vận chuyển và tích lũy sản phẩm quang hợp từ lá về các cơ quan dự trữ. Vì vậy cây lấy bột, lấy đường, lấy sợi cần nhiều kali.

Kali thúc đẩy sự tạo thành và hoạt động của nhiều loại men xúc tác các quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp, sự tổng hợp và chuyển hóa vật chất.

Đặc biệt kali có tác dụng tích cực đến quá trình trao đổi tổng hợp đạm, hạn chế lượng đạm tự do trong cây, giảm tác hại của việc bón thừa đạm, phòng chống lốp đổ.

Kali có vai trò tăng cường khả năng chống chịu của cây với các điều kiện bất lợi như hạn, úng, nóng, lạnh, do kali góp phần điều hòa lượng HO trong tế bào cây,

Tác dụng của Kali giúp cây trồng tăng sức chống chịu sâu bệnh do làm giảm lượng đạm tự do hạn chế sự hấp dẫn sâu bệnh và tăng việc tạo thành các phenol để kháng sâu bệnh.

Nhu cầu Kali với cây trồng

Kali có tác dụng với cây trồng rất quan trọng, hàm lượng trong cây biến động từ 0,5 – 6% trọng lượng chất khô.

Nhu cầu kali của các loại cây có khác nhau. Các loại cây lấy hạt, lấy củ, lấy sợi có nhu cầu kali cao. Với lúa 1 hạ trong 1 vụ cẩn khoảng 200kg K20, cải bắp 106kg K2O, cà phê cần 65kg K2O cho 1 tấn nhân, cây có múi cần 0,3kg K20 cho 1 tấn quả.

Nhu cầu kali của cây trồng thay đổi trong suốt vụ. Cây hàng năm cần ít kali khi còn nhỏ. Khi lớn lên nhu cầu kali gia tăng, nhất là giai đoạn sắp ra hoa.

Cây hút kali dưới dạng ion K+, màng tế bào cây rất dễ để kali thấm qua, vì vậy cây hút kali dễ dàng hơn các nguyên tố khác. Cây hút kali trong dung dịch đất và một phần kali trao đổi trên bề mặt keo đất.

Nguyên tố kali trong đất như thế nào?

Hàm lượng kali trong các loại đất

Hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào đá mẹ và thành phần cơ giới đất.

  • Đất hình thành từ đá mẹ mica và fenpat thường giàu kali
  • Đất rửa trôi mạnh (đất bạc màu) nghèo kali
  • Đất chua cũng thường thiếu kali.
  • Đất có thành phần cơ giới nặng nhiều kali hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ.

Trong đất kali tồn tại chủ yếu ở dạng khoáng, chiếm 98 – 99% kali tổng số nhưng cây không trực tiếp hút được. Số ít kali còn lại được hấp thụ trao đổi trên bề mặt keo đất và hòa tan trong dung dịch đất là dạng kali dễ tiêu được cây hấp thụ

Các dạng kali trong đất có sự chuyển hóa lẫn nhau.

Kali trong đá mẹ có thể chuyển dần sang dạng kali trao dổi rồi vào dung dịch đất cho cây hấp thụ. Đây là quá trình phục hồi kali, thường xảy ra trên đất giàu kali tổng số.

Ngược lại, kali từ dung dịch đất có thể chuyển vào đá mẹ cây không hút được, gọi là quá trình thoái hóa kali thường xảy ra trên đất nghèo kali tổng số.

Đất có nhiều mùn và có sự luân phiên khô ẩm làm tăng lượng kali trao đổi. Nhiệt độ cũng làm tăng khả năng giải phóng kali.

Trong các loại đất ở Việt Nam, tỉ lệ K2O biến động trong khoảng 0,5 – 3%. Đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long tỉ lệ K2O từ 1,6 – 0,3%. 2,2%, đất nâu đỏ bazan 0,5 – 0,7%, đất xám bạc màu chỉ từ 0,2 – 0,4%.

Xem thêm:

Triệu chứng thiếu kali ở cây trồng

Triệu chứng đầu tiên thường thấy ở các lá già do kali được chuyển đến cung cấp cho lá non. Lá chuyển màu xanh đậm, có các đốm hoặc vệt dài màu vàng, chóp và mép lá bị khô, sau đó toàn lá vàng và rụng sớm.

Các triệu chứng trên lan dần sang lá non, cây sinh trưởng kém, thấp bé. Rễ cây thiếu kali phát triển yếu và thường bị thối. Hoa, quả bị rụng, hạt kém mẩy, củ ít, nhỏ và xốp.

Khi cây lúa thiếu kali, lá có khuynh hướng quăn lại, nhăn nhúm và thường rụng sớm. Lá non không phát triển to ra và trông nhợt nhạt hẳn. Cây thiếu kali phát triển còi cọc, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng và giảm sức đề kháng đối với các loại bệnh tật và điều kiện môi trường khắc nghiệt như khô hạn hay sương giá. Trong một số trường hợp, hạt có thể bị biến dạng nghiêm trọng, tỷ lệ hạt lép cao.

Triệu chứng thừa kali đối với cây trồng

Theo nghiên cứu, tỷ lệ phù hợp mà cây trồng hấp thu hai dinh dưỡng Kali và Magie trong tự nhiên ở tỷ lệ K-Mg 6: 1. Khi ở tỷ lệ cân đối, cây trồng hấp thu được cùng lúc K, Mg hoàn toàn và mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng.

Khi bón thừa kali, dẫn đến thiếu Magie và các nguyên tố khác như Mangan, kẽm, sắt… Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng, quang hợp của cây. Do đó, kali có vai trò quan trọng với thực vật nhưng phải bón một lượng hợp lý.

Giải pháp bón phân tăng hiệu quả kali với cây trồng

Hiện nay có rất nhiều loại phân kali hay NPK  cung cấp nguồn kali cho cây trồng. Nhưng để có một tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng giúp vai trò kali với cây trồng tốt nhất. Đó là sản phẩm Korn Kali B của Behn Meyer CHLB Đức.

behn-meyer-kali-korn-trung-vi-luong (2)
Hướng dẫn sử dụng bón Korn Kali cho cây trồng

Hướng dẫn sử dụng bón Korn Kali cho cây trồng

  • Korn Kali cung cấp Kali, Magie, Lưu huỳnh, Boron ở dạng tinh khiết cho cây trồng, dễ hấp thu. Với tỷ lệ dinh dưỡng: K20 40%, MgO 6%, S 4%, B2O3 0,8%.
  • Magie tối ưu hóa quá trình quang tổng hợp, Kali vận chuyển dinh dưỡng nuôi trái nuôi cây ==> trái to, nhân đầy, hạt chắc.
  • Mg giúp phát triển bộ rễ, K đóng mở khí khổng nên cây chống chịu tốt hơn điều kiện khô hạn, nắng nóng.
  • Lưu Huỳnh giúp tăng chất lượng và hương vị sản phẩm
  • Boron giúp tăng khả năng ra hoa, đậu trái, hạn chế rụng trái non. Tăng cường sức chống chịu với các điều kiên thời tiết bất lợi, hạn chế sâu bệnh hại. Và kéo dài thời gian bảo quản nông sản.
  • Và một điều đặc biệt, Magie trong Korn Kali với dạng khoáng Kieserite được khai thác tại các mỏ hình thành trên 250 triệu năm tại Đức, ở các độ sâu hơn 700m.
  • Chính vì đặc điểm này nên Mg trong Korn kali cho khả năng hấp thu cao nhất và KHÁC BIỆT HOÀN TOÀN với các dạng phân có Mg hiện nay

Hy vọng những chia sẻ về công dụng cũng như tác dụng của kali đối với cây trồng sẽ giúp ích cho bà con canh tác năng suất hơn.

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ Fanpage: TH AGRICARE Việt Nam

Tham khảo Dinh Dưỡng cây trồng và phân bón – Nguyễn Mạnh Hùng & Nguyễn Mạnh Chinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *