Ngày nay, người nông dân nào cũng biết vai trò quan trọng của phân hữu cơ trong đất và cây trồng. Hãy cùng tìm hiểu xem các phương pháp chế biến phân hữu cơ trong năm nay để sử dụng lựa chọn loại phân bón hiệu quả nhé.
Nội Dung Bài Viết
1. Tại sao phải chế biến các nguồn hữu cơ trước khi bón cho cây trồng?
Ngoài các loại cây phân xanh có thể vùi trực tiếp xuống đất trước khi trồng cây, hầu hết các nguồn hữu cơ dùng làm phân bón phải qua chế biến. Mục đích chế biến phân hữu cơ là:
- Chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thu, tăng hàm lượng dinh dưỡng cho phân.
- Hạn chế các vi sinh vật và yếu tố có hại cho người và cho cây có trong phân tươi.
- Thuận tiện cho việc sử dụng và vận chuyển.
Lưu ý: Hiện nay có một số loại phân đề phân hữu cơ nhưng không qua xử lý vi sinh vật và yếu tố gây hại cho người và cây. Nên nhà nông khi mua phân hữu cơ hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn các thương hiệu lớn uy tín để đảm bảo chất lượng cây trồng hiện tại và tương lai.
2. Các phương pháp chế biến phân hữu cơ
Có nhiều cách chế biến thô sơ và chế biến công nghệ. Chế biến thơ sơ là cách ủ đơn giản thường sử dụng cho phân chuồng, phân rác, phân bắc hoặc phân xanh, than bùn. Các hộ nông dân có thể tự làm với khối lượng lớn. Sau đây là các phương pháp chế biến thường áp dụng
Phương pháp ủ
Chủ yếu là tạo điều kiện thích hợp cho vi sinh vật tự nhiên có trong phân tươi phát triển để phân hủy chất hữu cơ và hạn chế vi sinh vật có hại
Ủ phân chuồng
Có 3 phương pháp thường dùng là ủ nóng, ủ nguội, ủ hỗn hợp.
Ủ nóng: là dể lớp phân xốp có nhiều không khí cho vi sinh vật phát triển nhanh, vi khuẩn háo khí chiếm ưu thế, tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh. Đồng phân không nén chặt và độ ẩm vừa phải.
Phân chuồng xếp thành lớp dày 20 – 30cm, mỗi lớp rải một ít vôi và lân với tỉ lệ vôi và lân bằng khoảng 2 – 3% lượng phân.
Tốt hơn là nên rải thêm một ít chế phẩm nấm Trichoderma. Để tăng tốc độ phân hủy chất xơ và tiêu diệt các vi sinh vật có hại
Xếp từng lớp như vậy tạo thành một đống cao khoảng 2m không nét chặt. Dùng bùn nhão trát kín bề mặt đống phân. Nếu phân khô trước khi ủ cần tưới nước cho ướt.
Sau 4 – 5 ngày nhiệt độ trong đống phân có thể lên tới 60-70*C do hoạt động của vi sinh vật. Nhiều độ cao này còn diệt được nhiều hạt cỏ dại, các ký sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh cho người và cây trồng có trong phân tươi.
Thời gian ủ khoảng 30 – 40 ngày là phân đã hoai có thể dùng bón được. Nhược điểm của cách ủ này là làm mất một lượng đạm đáng kể.
Ủ nguội: Cách xếp lớp phân với chất độn giống như ủ nóng, có khác là phần được nén chặt từng lớp và không tát kín, chỉ phủ một lớp bột khô để không khí thoát ra dễ dàng, không làm đống phân bị nóng quá, nhiệt độ trong đống phân chỉ 30 – 40°C.
Thời gian ủ lâu, khoảng 5 – 6 tháng mới sử dụng. Tuy vậy có ưu điểm là ít mất đạm, chế lượng phân tốt nhưng cỏ dại và nấm bệnh không bị diệt nhiều như ủ nóng.
Ủ hỗn hợp: Là phương pháp kết hợp ủ nóng trước ủ nguội sau.
Tùy thời gian cần sử dụng phân mà chọn cách ủ, đảm bảo chất lượng phân,
Thân lá cây xanh cũng có thể ủ như với phân chuông, trước khi ủ cần băm nhỏ,
Ủ phân rác
Phân rác có nhiều chất hữu cơ khó phân hủy nên thường dùng cách ủ nóng và cách làm có khác phân chuồng một chút. Cùng tìm hiểu 6 bước ủ phân hữu cơ đơn giản tại nhà.
Ủ với chế phẩm nấm Trichoderma
Nấm có tác dụng phân giải chất hữu cơ và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cây có trong đất. Hiện nay nấm Trichoderma đã được sản xuất thành chế phẩm dùng trong sản xuất nông nghiệp như một loại phân vi sinh hoặc để ủ với phân chuồng, phân rác và làm thuốc trừ bệnh cây.
Dùng chế phẩm nấm trộn với phân khi ủ theo tỉ lệ 3 – 4kg cho 1 tấn phân giúp cho phân mau hoai mục, chất lượng tốt.
Chế phẩm nấm Trichoderma còn dùng bón trực tiếp xuống đất quanh gốc cây. Có thể phun lên gốc rạ sau thu hoạch lúa rồi cày vùi sẽ mau hoai mục.
Phương pháp công nghệ vi sinh
Là phương pháp dùng vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật, làm tăng chất chất hữu cơ được vi sinh vật phân hủy tương đối triệt để, hệ số mùn hóa cao, chất dinh dưỡng không bị hao hụt mà còn được tăng cường, có thể chế biến khối lượng lớn và tốn ít chi phí.
Trong phân chế biến bằng công nghệ vi sinh còn một số vi sinh vật hữu ích sống, sau khi bón vào đất tiếp tục phát triển để phát huy tác dụng.
Dùng các phương pháp chế biến vật lý (nghiền thành bột mịn, dùng nhiệt độ cao để phân hủy chất hữu cơ) hoặc phương pháp hóa học (dùng chất hóa học để phân hủy) chất lượng phân và hiệu suất sử dụng thua kém so với dùng vi sinh vật.
Hiện nay các phương pháp vật lý, hóa học ít được sử dụng mà phổ biến là dùng phương pháp vi sinh.
Phương pháp vệ sinh chủ yếu dùng chế biến nguyên liệu chứa ít hoặc không có vi sinh vật như rác đô thị, than bùn và các chất hữu khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bột gỗ, thân cây cỏ…
Các vi sinh vật thường dùng trong công nghệ vi sinh để chế biến phân hữu cơ là vi sinh vật phân giải xenlulô (nấm Trichoderma, Aspergillus), vi sinh vật chuyển hóa lân (vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas), vi sinh vật chuyển hóa đạm (vi khuẩn Nitrobacter, Nitrozomonas).
Các vi sinh vật trên được phân lập từ môi trường tự nhiên rồi nuôi trong môi trường nhân tạo để tăng mật số dùng làm men trộn ủ với than bùn hoặc xác hữu cơ đã nghiền nhỏ. Sau khi ủ 2-3 tháng, than bùn và các hữu cơ bị vi sinh vật phân hủy tạo thành phân bón. Các phân chế biến theo phương pháp vi sinh gọi là phân hữu cơ sinh học.
Phương pháp chế biến than bùn
Than bùn trước khi dùng làm phân bón cho cây cần chế biến để giảm độ chua và chuyển hóa axit humic và chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng hoặc vi sinh vật có ích để tăng chất lượng và hiệu quả của phân.
Quá trình chế biến than bùn thành phân bón thường qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn hoạt hóa
- Là giai đoạn chuyển hóa axit humic thành dạng humat cho cây dễ hấp thu, đồng thời giảm độ chua. Tác nhân hoạt hóa thường dùng là các chất xúc tác có tính kiềm như muối natri, muối kali, nước amoniac,. Trong đó thường dùng là muối kali (thành humat kali )và muối amoniac (thành humat amon)
- Than bùn nghiền nhỏ trộn với nước amoniac rồi ủ khoảng 5-6 giờ là phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn. Lượng nước amôniac cần dùng khoảng 2-3% lượng than bùn.
- Chất đạm trong nước amoniac gắn với các gốc hữu cơ của axit humic tạo thành humat amon, vừa dễ hòa tan, vừa thêm chất đạm và giảm độ chua.
- Than bùn đã amon hóa dùng để sản xuất các loại phân bón giàu dinh dưỡng cũng có thể bón trực tiếp cho cây
- Dùng vôi ủ với than bùn chỉ để giảm độ chua chứ không có tác dụng hoạt hóa vì tạo thành humat canxi cũng rất khó tan trong nước cây không sử dụng được.
Giai đoạn dưỡng hóa
- Than bùn sau khi đã hoạt hóa có thể dụng bón ngay, nhưng chất lượng và hiệu quả không cao, thường phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hoặc vi sinh vật có ích.
- Có thể phối trộn chất dinh dưỡng N, P, K bằng Urê, DẬP, Super lân, MOP, SOP, và chất trung – vi lượng. Các phân này gọi là phân hữu cơ khoáng.
Các phân bón từ than bùn có nhiều vi sinh có ích gọi là phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh.
Trên đây là 3 phương pháp sản xuất phân hữu cơ hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được các cách để làm nên phân hữu cơ mà nhà nông đang sử dụng. Và lựa chọn cho mình các loại phân bón tốt cho cây trồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vai Trò Silic Trong Canh Tác Nông Nghiệp – Tăng Năng Suất Cây Trồng
Thực Trạng Bão Giá Và Cách Sử Dụng Phân Bón Hiệu Quả Năm 2025
Kali (K): Nguyên Tố Dinh Dưỡng Chủ Lực Trong Tăng Trưởng Và Chất Lượng Nông Sản
6 loại phân hữu cơ được chế biến công nghệ năm 2025
Bạn có đang làm ô nhiễm, thoái hoá đất và biện pháp cải tạo đất 2025?
Cây trồng hút chất dinh dưỡng như thế nào? Qua rễ hay qua lá?
Kinh nghiệm trị bệnh xì mủ cây sầu riêng hiệu quả năm 2025
Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Trồng