Tình hình căng lắm em ơi, vườn nhà chị sầu riêng bị nứt vỏ xì mủ, quả thối nâu. Xung quanh nhiều vườn cũng bị tình trạng này.
Theo mô tả vậy vườn nhà chị bị bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng rồi. Nào, cùng TH-AGRICARE tìm hiểu nguyên nhân nứt thân xì mủ sầu riêng và cách trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng nhé!
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân gây bệnh
Nấm Phytophthora Palmivora là tác nhân gây bệnh?
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora (gọi tắt P.palmivora) gây ra. Nấm P.palmivora là tác nhân gây hại quan trọng nhất trên cây sầu riêng ở hầu hết các nước trên thế giới Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Úc…
Nấm P.palmivora gây hại nặng ở những vườn trồng dày, ẩm độ cao, nhất là ở vùng xung quanh gốc. Bệnh phát triển nhanh trên đất nghèo dinh dưỡng, đất thoát nước kém.
Nấm P.palmivora có thể tấn công gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng. Và một đặc điểm bà con cần lưu ý, nấm P.palmivora có nguồn gốc từ đất có tính độc tính cao hơn các chủng có từ mô cây và lá.
Triệu chứng bệnh
Nấm P.palmivora gây nhiều bệnh trên cây sầu riêng như: cháy lá, xì mủ thân, thối trái và thối rễ.
Vết bệnh có thể ở trên thân chính, cành hoặc trái. Khi bệnh nặng thì thấy vỏ cây bị thâm và khô đi, vỏ cây cũng có thể bị nứt và xì mủ.
Trên thân và cành cây có các vết nứt ngắn hoặc dài, ở vết nứt này có nhựa chảy ra, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.
Cây sầu riêng bị bệnh không thể phát triển bình thường vì vỏ cây bị thối không đưa nước và dinh dưỡng lên trên. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh khác. Trường hợp cây bị nặng sẽ chết.
Cùng đi chi tiết vào từng loại bệnh xì mủ cây sầu riêng nhé!
Cây sầu riêng bị bệnh xì mủ ướt
Nguyên nhân & đặc điểm gây hại
Nấm tấn công trực tiếp vào các vết tổn thương ở rễ gây xì mủ cổ rễ và lan lên thân hoặc nấm tấn công trực tiếp từ các vết tổn thương trên thân cây. Nấm bệnh di chuyển theo các vết nước xì mủ xuống dưới cổ.
Định nghĩa cổ rễ: là phần rễ trong phạm vi 30-40 cm tính từ gốc ra và nấm xì mủ chỉ gây hại trong phần cổ rễ, các phần rễ tơ bên ngoài không bị ảnh hưởng.
Với trường hợp này, nhà nông trị hoài không hết là do ổ bệnh chính tập trung nằm ở phần cổ rễ, các vết xì mủ trên thân là phụ. Do đó, nhà nông phải diệt tận gốc ổ bệnh chính là phần cổ rễ.
Điều kiện thích hợp gây hại
- Đất xấu, thiếu chất hữu cơ đất bị dẽ chặt, bị yếm khí, thiếu oxi.
- Dinh dưỡng không cân đối, bón quá nhiều phân hóa học đất trở nên chua.
- Cây trồng quá sâu, cổ rễ bị chôn lấp trong đất, phần gốc thường xuyên bị đọng nước.
- pH thấp (<5) kết hợp cây bị stress kéo dài (Xiết nước xử lý ra hoa, cây dồn hết sức để ra hoa, mang trái, sức đề kháng kém)
- Có sự xuất hiện của tuyến trùng, mối,.. cắn phá rễ.
- Và vào mùa mưa, nấm bệnh phát triển mạnh.
Cách trị xì mủ sầu riêng
Khi phát hiện, cạo sạch vết bệnh cả ở gốc và dưới rễ (lưu ý: phải cho lộ phần cổ rễ ra), quét các loại thuốc gốc đồng (để cố định vết bệnh, ngăn chặn bệnh lan rộng ra.
Sau khi cố định vết bệnh trong vòng 24, dùng thuốc trị nấm hoạt chất như: Fosetyl Aluminium, metalaxyl, difenoconazole,… pha sệt quét lên vết bệnh, cách ngày quét lại cho đến khi vết bệnh khô hẳn.
Việc cần làm sau khi xử để cây sầu riêng khở và bệnh không tái phát lại.
- Kết hợp cân đối phân hữu cơ và phân hóa học, cân đối dinh dưỡng.(Lạm dụng phân đạm cao là 1 tác nhân gây bệnh nặng)
- Sau khi thu hoạch, xử lý nâng pH đất, bón nhiều hữu cơ chất lượng như BM Feriganic, Growel 3-3-3.
- Mô đất trồng cao ráo, cần trồng nhiều bầu ngang mặt đất, nếu lỡ trồng sâu cần phá bốn, tạo rãnh thoát nước, tránh nước đọng ở trong gốc.
Bệnh xì mủ khô trên sầu riêng
Nguyên nhân
Mọt, ấu trùng đục thân tấn công vào những nơi kẹt như cháng ba giữa cành và thân chính, phần gồ ghề, sần sùi ở vỏ,… tạo điều kiện cho nấm Phytophthora palmivora gây xì mủ
Thời điểm gây hại
Vào mùa khô, ở những vườn cây lớn, sau giai đoạn ra hoa, trái làm sức khỏe cây suy giảm, đề kháng kém. Và đây là thời điểm để sâu, mọt tấn công dễ dàng.
Cách trị bệnh xì mủ cây sầu riêng
- Dùng dao đục bắt hết sâu theo mạch phá trên thân, khui lỗ mọt đục cành. Sau đó quét thuốc trừ sâu vào bằng các thuốc gốc: Cypermethrin, Chloryphos Ethyl,…
- Cạo sạch vết bệnh, quét thuốc trị xì mủ (như trị xì mủ ướt phía trên)
- Phun thuốc đặc trị đục thân, mọt đục cành toàn vườn (phun kỹ vào thân, cành). Nếu thấy vườn sâu, mọt nhiều thì xịt lần 2 sau 7 ngày.
Kinh nghiệm trị xì mủ cây sầu riêng hiệu quả
Thuốc trị xì mủ trên cây sầu riêng
Để tăng cường khả năng chống chịu với bệnh thối rễ và xì mủ thân quan trọng nhất là đất phải thoát thủy tốt.
Kết hợp phun thuốc đặc trị nứt thân xì mủ trên sâu riêng là Diman Bul 70WP của Agria S.A Bulgaria. Pha thuốc tỷ lệ 100g/10 lít nước hoặc 100g/2 lít nước tùy vào mức độ bệnh, quét lên mặt cạo 3 lần cách nhau 7 ngày, lần đầu khi bệnh xuất hiện. Lưu ý: Thân có nhiều rong rêu nên xử lý đồng thời bằng cách phun thuốc gốc đồng liều cao Coc85 Cty Ngân Anh, Norshield CTy Hợp Trí)
Một số biện pháp quản lý dịch hại nấm Phytophthora palmivora
- Mực thủy cấp vườn phải lớn hơn 80cm
- Trồng với mật độ từ 80 – 100 cây/ha
- Cắt bỏ những cành cách mặt đất 100cm
- Sử dụng gốc ghép kháng bệnh như giống Lá quéo ở Tiền Giang
- Không trồng xen với những cây mẫn cảm với bệnh như đu đủ, dừa, ca cao, có thể trồng xen ổi để lấy ngắn nuôi dài.
- Áp dụng biện pháp tưới nhỏ dọt để không lây lan mầm bệnh
- Phủ gốc để không làm tăng ẩm độ quá cao khi mưa dầm.
Trên đây là những chia sẻ và kinh nghiệm xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên các loại cây sầu riêng 6 Ri, Monthong, Cái Mơn, Khổ Qua. Nhà nông tham khảo để xử lý vườn sầu nhà mình nhé!
Tại sao pha thuốc Quét sầu riêng phải pha sệt sệt pha sệt và pha Loãng cái nào hiệu Quả hơn
Chào anh Hậu.
Khi mình pha sệt sệt thì tăng độ bám dính vào cây so với pha loãng (tỷ lệ nước nhiều). Thông tin đến anh. Nếu anh có thắc mắc cần hỗ trợ có thể liên hệ hotline TH Agricare. 0942 873 579