Phân DAP – Hiểu Đúng Và Sử Dụng Hiệu Quả

phan-dap-la-gi

Hiện nay nhu cầu sử dụng phân DAP rất nhiều. Số lượng lớn nhà nông bảo là chưa rõ DAP như thế nào? Hôm nay, nhà nông cùng TH-AGRICARE tìm hiểu các loại DAP và cách sử dụng hiệu quả nhé!

DAP là phân gì?

Phân DAP (viết tắt tên từ DiAmon photphat hoặc DiAmonphot) là phân phức hợp. Gồm 2 nguyên tố dinh dưỡng chính là lân và đạm. Tuy vậy, do hàm lượng lân cao nên trong thực tế người dân thường coi như một loại phân lân. Nhưng bà con nên lưu ý là trong DAP ngoài lượng P2O5 còn có lượng đạm trong phân nhé.

Phân phức hợp gồm 2 hoặc nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng chính với hàm lượng cao được tạo nên bằng cách hỗn hợp các thành phần để chúng có phản ứng hóa học với nhau tạo thành hợp chát ổn định.

Tính chất DAP

Công thức (NH4)2HPO4
Hàm lượng lân (P2O5) 45 – 46%
Hàm lượng đạm (N) 16-18%
Dạng Hạt màu đen
Phản ứng Trung tính
Độ tan trong nước Dễ tan

Ưu nhược điểm phân DAP

Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng:

So với các loại phân đơn, thành phần dinh dưỡng cao nhất là 46% N (urê), 16,5% P2O5 (supe lân). Trong khi đó, phân bón DAP có hàm lượng dinh dưỡng là 64% (46%P2O5 và 18%N). Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Thúc phân mầm hoa

DAP giàu chất Lân P2O5, kích thích phát triển hệ rễ, sự hình thành mầm hoa và phát triển của quả.

Hạn chế sâu bệnh:

Lân cao tăng sức đề kháng với thời tiết, chịu rét tốt hơn. Đồng thời phân còn giúp cứng cây, tăng sức đề kháng, , hạn chế sâu bệnh, giúp cây phát triển lành mạnh về thể chất.

DAP làm nguyên liệu cho phân bón hỗn hợp NPK:

DAP có hàm lượng dinh dưỡng cao nên DAP còn làm nguyên liệu cho sản xuất các loại NPK từ thấp đến cao tùy theo nhu cầu từng thời điểm của cây trồng.

Nhược điểm của phân DAP

Nhược điểm lớn nhất  của DAP là lân tuy dễ tan nhưng cây không thể sử dụng hết một lần, lượng phân tan này có thể bị trôi theo nước, gây lãng phí.

Sử dụng phân DAP đúng cách hiệu quả

DAP đồng thời cung cấp cả lân và đạm cho cây trồng. Đạm và lân chiếm tỉ lệ nhiều hơn, giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây con lớn nhanh.

Dùng bón cho lúa và nhiều loại cây trồng cạn trên nhiều loại đất, thích hợp vùng đất bazan, đất phèn.

Ít dùng cho các loại đất thiếu kali như đất xám bạc màu, đất cát, ít dùng cho cây lấy củ.

Các loại DAP trên thị trường hiện nay

Trên thị trường DAP có 2 dạng công thức DAP là:

  • DAP 18-46 tương ứng là 18% đạm (Nitơ) và 46% lân (P2O5)
  • DAP 21-53 tương ứng là 21% đạm và 53% lân

Các loại DAP tại Việt Nam

  • DAP Phú Mỹ
  • DAP Đình Vũ
  • DAP Đầu Trâu
  • DAP Mỹ
  • DAP Hàn Quốc

Bà con nên lựa chọn các loại phân DAP uy tín, đại lý tin tưởng giới thiệu để yên tâm sử dụng nhé. Tham khảo các loại phân bón chất lượng tại TH-Agricare.com.vn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *