Thuốc gốc đồng là nhóm thuốc trừ bệnh lớn, được nông dân sử dụng từ lâu. Các thuốc đucợ dùng phổ biến trong nhóm là các loại hợp chất vô cơ. Bài viết dưới đây của TH Agricare sẽ giúp nhà nông hiểu rõ hơn thuốc gốc đồng là gì cũng như 5 lưu ý khi pha thuốc gốc đồng bà con sử dụng cần nắm.
Nội Dung Bài Viết
Thuốc gốc đồng là gì?
Thuốc gốc đồng là các hợp chất thường được sử dụng để sản xuất thuốc gốc đồng để phòng trừ bệnh hại cây trồng là các dạng chế phẩm của kim loại đồng (còn được gọi là Copper). Đây là những thuốc có phổ tác động rộn, ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn. Thuốc trừ bệnh gốc đồng còn có hiệu lực cao với rêu, tảo và là thuốc gây ngán cho côn trùng.
Cách tác động
Ức chế nấm bệnh bằng tác động tiếp xúc, được dùng phun lên lá để bảo vệ cây trồng.
Hầu hết các chế phẩm đều ít tan trong nước, khi tác dụng lên đồng ruộng, dưới tác dụng của CO2 trong không khí. Axit hữu cơ do nấm bệnh và cây trồng tiết ra. Các hợp chất này từ từ tan ra giải phóng icon Cu2+. Cu2+ sẽ tác động lên bào tử nấm bệnh.
Ion này làm kết tủa hoặc biến tính các protein làm bất hoạt các enzim (đặc biệt là các enzyme cần có nhóm sulfhydryl để hoạt động rất nhạy cảm với ion Cu2+).
Ưu điểm thuốc gốc đồng
- Các thuốc nhóm đồng ít hòa tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi do mưa.
- Ít độc với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng (đồng là vi lượng cần thiets cho cây trồng).
- Độc cấp tính thấp, thuộc nhóm độc II, phòng trừ hiệu quả nhiều loại bệnh: Bệnh rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ / cà phê, bệnh thối nhũn / bắp cải, bệnh phấn trắng / cà chua, khoai tây, bạc lá / lúa.
- Ngoài tác dụng diệt nấm và vi khuẩn, nó còn có hiệu quả cao trong việc diệt rêu, tảo và là một loại thuốc chống viêm nhiễm đối với côn trùng.
Tìm hiểu 4 nhóm thuốc trừ bệnh gốc đồng phổ biến hiện nay
Nhược điểm thuốc trừ bệnh gốc đồng
- Chậm phân hủy trong môi trường
- Tỷ lệ pha trộn thấp. Ví dụ: thuốc Copper Oxychloride (Super cook 85WP) không thể trộn lẫn với các loại thuốc có tính axit hoặc kiềm; Đồng citrate (Heroga 6.4SL) không được trộn lẫn với các loại thuốc vi sinh khác.
- Thời gian cách ly khá dài: Thời gian là 7 ngày.
Một số thuốc trừ bệnh gốc đồng tại th agricare
5 lưu ý bà con cần nhớ khi sử dụng hoạt chất gốc đồng
- Tránh pha trộn các loại thuốc thuộc nhóm Copper Oxychloride với các nhóm thuốc có tính axit hoặc kiềm.
- Không phối hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper citrate với các nhóm thuốc vi sinh.
- Không nên kết hợp thuốc trừ bệnh gốc đồng với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng.
- Chỉ nên kết hợp thuốc gốc đồng với các nhóm thuốc có cơ chế tác động khác ngoài nhóm có tác động tiếp xúc, nhằm tăng hiệu quả phòng trừ.
- Khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất gốc đồng để phòng trừ các dịch hại trên cây trồng, hãy tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly như được khuyến nghị trên nhãn sản phẩm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ký hiệu CS, EC, SC, WP, EW trong thuốc bảo vệ thực vật có ý nghĩa gì?
Hướng Dẫn Đọc – Hiểu Các Thông Tin Có Trên Nhãn Bao Bì Thuốc BVTV
Hoạt Chất Indoxacarb – Giải Pháp Hiệu Quả Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá, Bọ Trĩ
Hoạt Chất Metalaxyl – Thuốc Phòng Trừ Nấm Bệnh Phổ Rộng
Gốc Hexaconazole Trừ Nấm Phổ Rộng: Tác Động, Cách Sử Dụng Hiệu Quả và Đánh Giá
Hoạt Chất Iprodione Trong Nông Nghiệp: Ứng Dụng và Tác Động Đến Môi Trường
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cây Hành Lá
Propineb – Thuốc trừ nấm tiếp xúc hiệu quả cho nhiều loại cây trồng