Phân đạm là loại phân bón vô cơ phổ biến hiện nay, cùng với phân lân và phân kali là một trong ba nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Cùng TH-AGRICARE tìm hiểu kỹ hơn về phân đạm có tác dụng gì và có những loại đạm nào để sử dụng hiệu quả nhé!
Nội Dung Bài Viết
Phân Đạm Là Gì?
Phân đạm là loại phân bón vô cơ phổ biến hiện nay, cùng với phân lân và phân kali là một trong ba nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Đạm là thành phần chính của màng tế bào thực vật, diệp lục tố… là nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Cùng Tý tìm hiểu kỹ hơn về phân đạm có tác dụng gì và có những loại đạm nào hiện này nhé!
Phân đạm có tác dụng gì với cây trồng
- Đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, đây là một trong những nguyên tố bậc nhất cấu tạo lên sự sống, thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật.
- Phân đạm cung cấp nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorôphin, prôtit, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây.
- Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp.
- Đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe, phân cành mạnh, ra lá nhiều, cây có khả năng quang hợp tốt… làm tăng năng suất cây trồng.
Sử dụng phân đạm đúng cách
- Phân đạm thích hợp cho các loại cây trồng lấy lá, dễ tan, thẩm thấu nhanh, giúp lá xanh đẻ nhiều.
- Phân đạm là phân chua sinh lý nếu bón lâu năm sẽ làm chua đất. Nên kết hợp phân đạm với phân có tính kiềm hoặc bón thêm vôi. Bà con có thể tham khảo phân Đạm Canxi BM Encal với 27% Đạm và 12%CaO giúp hạ phèn không chua đất.
- Chia ra bón làm nhiều lần đối với nhóm cây cho nhu cầu đạm nhiều nhất. Không nên lạm dụng phân bón quá nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến năng suất.
- Để tránh thất thoát, lãnh phí, không đem lại hiệu quả cao do rửa trôi tràn bờ thì nên tránh bón phân khi trời có dâu hiệu sắp mưa, giông. Cũng không nên bón phân đạm trong điều kiện nắng hạn kéo dài hay không tưới nước được dẫn đến cháy lá.
Tác hại của cây khi thiếu đạm:
- Khi cây trồng thiếu đạm, cây sinh trưởng còi cọc
- Lá toàn thân biến vàng. Các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây bị ngưng trệ, diệp lúc ít được hình thành gây ra hiện tượng lá chuyển vàng.
Nhận biết khi cây thừa đạm:
- Cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn. Ví dụ khi cây lúa thừa đạm, lá có màu xanh đậm. Cây lúa thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung, dễ đổ ngã.
- Rễ phát triển ít và nông, trên mặt đất cành lá rậm rạp, nhưng dưới mặt đất rễ ít và nông gây ra sự thiếu cân đối, làm cây dễ đổ.
- Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập.
Phân đạm gồm những loại nào?
Đạm ure
- Hàm lượng đậm chiếm 45-46%
- Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion NO3– và ion amoni NH4+.
- Sự chuyển hoá N2 thành NH3
Sử dụng đạm Ure đúng cách
- Bón Urea vào đất cây trồng không hút trực tiếp urea mà là hút NH4+ hoặc NO3– do ure chuyển hóa thành. Ure tan nhanh trong nước, icon NH4+ được cây hút và vi sinh vật sử dụng hay keo đất hấp thụ.
- Ure có thể chuyển hóa thành amoniac (NH3) hay khí nito (N2) ba lên không khí làm mất đạm, dẫn tới thất thoát ure. Hiện nay, phân bón BM có công nghệ tiết kiệm đạm DMPP giúp nhà nông tiết kiệm 20-30% chi phí và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
- Phân ure bón cho các loại cây trồng, sử dụng nhiều cách như bón lót, bón thúc, bón vào đất hay phun lên lá (ure dùng cho hệ tưới thì pha nồng độ 1-2%) hoặc bà con tham khảo phân bón lá đạm vi lượng Basfoliar Combi-Stipp sử dụng rất hiệu quả.
Đạm Sunfat Amon (SA)
- Là loại phân chứa đạm ở dạng amon (NH4+) một dạng đạm vô cơ được cây hấp thụ thuận lợi còn gọi là đạm 1 lá, do chỉ chứa 1 dạng đạm cây sử dụng. Đạm 2 lá là đạm amon và nitrat.
- Phân SA còn chứa 1 lượng đáng kể lưu huỳnh, một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng cần cho cây, hút ẩm kém nên ít bị chảy nước. Bón vào đất phân gây chua do có H2SO4. Cây hút NH4+, để lại gốc axit (SO4)2- gây chua.
Sử dụng đạm Sunfat Amon
- Phân SA có thể bón cho tất cả các loại cây trồng, đặc biệt các cây có nhu cầu lưu huỳnh cao như cây có dầu (họ đậu, dừa, thầu dầu,..) cà phê, chè, cây rau họ thập tự (bắp cải, súp lơ, xu hào…).
- Thích hợp các loại đất kiềm, đất nghèo lưu huỳnh như đất xám, đất đỏ vàng. Không nên bón cho đất chua, đất phèn, mặn.
Đạm Amoni Clorua – NH4Cl
- Phân này có chứa 24 – 25% N nguyên chất.
- Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.
- Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v..
Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc. Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm AmonClorua, chủ yếu các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đạm Nitơrat
- Gồm các muối nitrate như: NaNO3, Ca(NO3)2 … Là loại phân sinh lý chua.
- Các muối này được điều chế từ acid nitric và carbonate kim loại tương ứng.
- Tỉ lệ % N thực tế lại thấp. Phân đạm nitrat thường dùng thích hợp cho những vùng đất chua và mặn.
- Phân Ammonium Nitrate có chứa 33 – 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm.
- Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
- Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.
Để lại bình luận, ý kiến nếu bà con có vấn đề thắc mắc hay gợi ý các chủ đề tiếp theo nhé!
Hy vọng bài chia sẻ trên giúp nhà nông hiểu thêm về phân đạm và đạt được hiệu quả khi bón phân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vai Trò Silic Trong Canh Tác Nông Nghiệp – Tăng Năng Suất Cây Trồng
Thực Trạng Bão Giá Và Cách Sử Dụng Phân Bón Hiệu Quả Năm 2025
Kali (K): Nguyên Tố Dinh Dưỡng Chủ Lực Trong Tăng Trưởng Và Chất Lượng Nông Sản
6 loại phân hữu cơ được chế biến công nghệ năm 2025
Bạn có đang làm ô nhiễm, thoái hoá đất và biện pháp cải tạo đất 2025?
Cây trồng hút chất dinh dưỡng như thế nào? Qua rễ hay qua lá?
Kinh nghiệm trị bệnh xì mủ cây sầu riêng hiệu quả năm 2025
Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Trồng