Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Dưa Chuột (Dưa Leo)

Ky-Thuat-Bon-Phan-Dua-Leo

Cây dưa leo (dưa chuột) có bộ rễ phát triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu đất trồng khắt khe hơn so so với cây trồng khác trong họ. Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích ứng 5,5 – 6,5.

Yêu cầu về dinh dưỡng cây trồng cho cây dưa leo:

Nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa chuột cho thấy dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, tiếp đến là đạm, rồi lân. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng.

Theo tính toán của các nhà khoa học, để cây dưa chuột đạt năng suất 35 tấn/ha thì dưa chuột cần phải hút 70kg N; 50 kg P2O5; 120 kg K2O tương đương với 150 kg urê; 300 kg super lân; 200 kg KCl.

Điều đặc biệt để vườn dưa leo của bạn đạt năng suất cao thì cần đầu vào chuẩn. Đó là hạt giống và đất trồng.

-21%
Hết hàng
Giá gốc là: 75,000VND.Giá hiện tại là: 59,000VND.

Bón phân cho cây dưa chuột con trong vườn ươm

Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

  • Phân đạm 0,1% (10g/10 lít nước) pha với nước sạch
  • Bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 – 3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)

Lưu ý:

  • Trước khi nhổ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
  • Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém.

Xem các loại sâu bệnh hại cây dưa leo thường gặp

 Kỹ thuật bón phân cho sản xuất dưa chuột đạt năng suất

  1. Loại phân và liều lượng bón

Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 25% phân vô cơ kết hợp với 75% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

  • Phân hữu cơ: 0,6 – 0,8 tấn phân hữu cơ và 3 – 4 tấn phân chuồng ủ hoặc 1,5 – 2 tấn phân hữu cơ.
  • Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
  • Các loại phân đơn: 75 – 85 kg urê, 160 – 190 kg supe lân và 85 – 100 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 – 40 kg N, 25 – 30 kg P2O5 và 50 – 60 kg K2O.

Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

  • Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 – 8 tấn
  •  Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
  • Các loại phân đơn: 45 – 55 kg urê, 190 – 250 kg supe lân và 100 – 115 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 – 25 kg N, 30 – 40 kg P2O5 và 60 – 70 kg K2O.
  1. Phương pháp bón

Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân, bón khi làm đất.

Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa chuột gồm:

  • Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
  • Thời kỳ bắt đầu xuất hiện hoa: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
  • Thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu đậu quả: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
  • Thời kỳ thu quả đợt đầu: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

Trên đây là những thông tin về bón phân cho cây dưa chuột giúp bà con tham khảo để áp dụng cho vườn nhà mình đạt năng suất cao hơn.

Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *