Chuột Hại Và 3 Biện Pháp Phòng Trừ Chuột Gây Hại

chuot-hai-va-cac-bien-phap-phong-tru-chuot

Đặc điểm sinh học :

  • Chuột là động vật gặm nhấm có hệ thần kinh, khứu giác và vị giác phát triển. Có vòng đời từ 370 – 420 ngày. Chuột cái đẻ từ 3 – 4 lứa/năm, trung bình 8 – 10 con/lứa. Chuột cái sinh sản quanh năm, nhưng tập trung nhất từ tháng 3 – 10, còn từ tháng 11 – 2 tỷ lệ chuột cái sinh sản thấp.
  • Chuột có đặc điểm sinh học là sống theo bầy đàn, đào hang ở các bờ mương lớn và bờ mương nhỏ, nhất là các bờ mương có cây bụi. Chuột hoạt động vào ban đêm, đi lại thành các lối mòn gây hại tập trung trên các ruộng cây lương thực thực phẩm và rau màu.
  • Sau khi thu hoạch lúa, chuột bắt đầu di cư lên các vùng cây trồng cạn, bờ mương lớn, bờ mương nhỏ để tìm thức ăn và nơi cư trú an toàn.

Tác hại của chuột:

Trong các khu vực dân cư

Chuột cắn đồ dùng, nông sản phẩm, bảo quản trong gia đình và kho tàng, ngoài ra còn là môi giới truyền một số bệnh nguy hiểm đến người và gia súc như bệnh dịch hạch.

Ngoài đồng ruộng

Chuột gây hại hầu hết các loại cây trồng như lúa, ngô, rau, cây cảnh ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, các công trình thủy lợi, kiến trúc…”

Các biện pháp phòng trừ chuột hại :

Phòng trừ chuột hại phải mang tính cộng đồng phát động toàn dân diệt chuột, phòng trừ liên tục nhiều biện pháp tổng hợp.

a) Biện pháp sinh học :

  • Khuyến khích và hỗ trợ nông dân nuôi mèo để diệt chuột.
  • Nuôi và huấn luyện chó săn chuột nhằm giúp nông dân phát hiện những hang có chuột.
  • Nghiêm cấm săn bắt các loại động vật và thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo, chim cú lợn.
  • Sử dụng bả diệt chuột sinh học do một số cơ quan sản xuất.

b) Biện pháp thủ công :

  • Dùng chó phát hiện các hang có chuột sau đó đào hang hoặc hun khói dùng rọ đơm lưới răng, chó săn để bắt chuột. Không đào ở các công trình thủy lợi quan trọng trong mùa mưa..
  • Dùng các loại bẫy bắt thủ công như bẫy kẹp, bẫy đàn, bây lồng, bẫy dính và một số các loại bây khác có trong dân gian.
  • Dùng bẫy hàng rào cản và bẫy cây trồng Trap Barrier System (TBS + TC). Bẫy TBS + TC phòng trừ chuột trong suốt cả vụ, bẫy được làm sớm hơn so với lúa đại trà từ 35 – 40 ngày, mỗi bẫy TBS + TC có thể giảm thiệt hại do chuột gây ra ở trên diện tích từ 15 – 20 ha, bẫy có hiệu quả bắt chuột trong vụ lúa mùa cao hơn vụ lúa xuân.

c) Biện pháp hóa học :

  • Biện pháp hóa học không những gây chết đối với chuột mà còn rất độc hại đối với người và gia súc, thuốc hóa học còn làm giảm các loài thiên địch của chuột như : rắn, chim cú mèo, chim cú lợn… gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
  • Chỉ dùng thuốc hóa học trong trường hợp mật độ quần thể chuột cao. Không dùng các loại thuốc ngoài danh mục, khi dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật.

Một số loại thuốc chuột hóa học được nhiều người tiêu dùng lựa chọn như thuốc diệt chuột Rodent của Malaysia hay Storm thuốc diệt chuột thế hệ mới của BASF SE (CHLB Đức).

thuoc-diet-chuot-rodent-2dp-tan-goc-gia-re
Thuốc trừ chuột Rodent nhập khẩu Malaysia
thuoc-diet-chuot-storm-hop-tri-gia-re
Storm – thuốc diệt chuột thế hệ mới của Hợp Trí

Khi sử dụng thuốc cần lưu ý:

  • Trước khi đặt bả phải thông báo cụ thể thời gian, địa điểm sử dụng cho toàn dân trong vùng biết.
  • Phải đặt bả độc xa nguồn nước sinh hoạt, bãi chăn thả gia súc và gia cầm. Không nên sử dụng trong khu vực dân cư.
  • Hàng ngày phải thu nhặt hết bả và các chuột đem chôn và xử lý bằng vôi bột, xa các khu dân cư và nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường.

Cách sử dụng các loại bẫy, bả trong phòng trừ chuột hại :

  • Đặt bẫy, bả (bẫy bao gồm bẫy kẹp, bẫy sập, các loại bẫy sử dụng trong dân gian ; bả bao gồm bả diệt chuột sinh học và bả hóa chất) : phải đặt ở những nơi có mật độ chuột cao, đường đi của chuột, cửa các hang chuột.
  • Trong mùa lúa nên đặt bẫy bả ở đường chuột đi lại, những nơi chuột gây hại nặng, cửa hang để đạt hiệu quả diệt chuột cao hơn.

Các thời điểm phòng trừ chuột có hiệu quả

Dựa vào biến động quần thể đặc tính sinh học, sinh thái tập tính canh tác để xác định thời điểm phòng trừ chuột tập trung.

  • Sau khi thu hoạch lúa thời kỳ đổ nước chuẩn bị gieo cấy và mùa mưa chuột di cư lên các bờ mương lớn, bờ mương nhỏ, các khu vực đất hoang là những nơi có mật độ chuột cao, phòng trừ vào thời điểm này là có hiệu quả nhất.
  • Phòng trừ chuột trước các giai đoạn sinh sản tập trung của chuột vào tháng 11, 12, 1 và 2 để giảm mật độ quần thể ban đầu của chuột (phòng trừ vào thời điểm này chủ yếu là trừ các chuột bố và mẹ).
  • Phòng trừ chuột vào mùa mưa tháng 7 – 8 chuột di cư lên các bờ mương lớn mật độ quần thể chuột cao phòng trừ vào thời điểm này có hiệu quả cao.
  • Phòng trừ chuột hại trong suốt cả vụ bằng bẫy hàng rào cản và bẫy cây trồng (TBS + TC)

Hy vọng những kiến thức về chuột có thể giúp bạn và gia đình có thể tìm ra biện pháp diệt trừ chuột gây hại thích hợp cho riêng mình nhé!

Cùng theo dõi TH-AGRICARE tại fanpage cũng như truy cập website thường xuyên để cập nhật các cẩm nang nông nghiệp và các sản phẩm mới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *