Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân
Bệnh đốm đen trên thanh long do nấm Bipolaris sp.
Triệu chứng
Vết bệnh xâm nhiễm từ rìa tai nụ hoa và lan dần vào bên trong, ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển thành dạng elip thuôn dài, lõm ở giữa. Khi bệnh tấn công ở vị trí đỉnh bông sẽ làm cho bông không nở được.
Đặc điểm gây hại
Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm ướt, ẩm độ không khí 80-90% và nhiệt độ 20-300C. Bệnh thường tồn tại trong xác bả thực vật có trong vườn hoặc trên bông bị bệnh.
Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ bệnh đốm đen trên thanh long. Bà con căn cứ vào tình trạng thực tế vườn và áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh như sau:
- Vệ sinh vườn, tiêu huỷ bộ phận bị bệnh.
- Rút râu sau khi hoa nở khoảng 2-4 ngày.
- Phun hay các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… để nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm thông qua vết thương sau khi rút râu.
- Bón cân đối thành phần N-P-K cho cây. Bón phân hữu cơ + Trichoderma.
- Định kỳ 7-10 ngày/lần tùy theo áp lực bệnh.
Các sản phẩm thuốc phòng trừ bệnh đốm đen hiệu quả
Nguồn: Chi Cục BVTV Bình Thuận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ký hiệu CS, EC, SC, WP, EW trong thuốc bảo vệ thực vật có ý nghĩa gì?
Hướng Dẫn Đọc – Hiểu Các Thông Tin Có Trên Nhãn Bao Bì Thuốc BVTV
Hoạt Chất Indoxacarb – Giải Pháp Hiệu Quả Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá, Bọ Trĩ
Hoạt Chất Metalaxyl – Thuốc Phòng Trừ Nấm Bệnh Phổ Rộng
Gốc Hexaconazole Trừ Nấm Phổ Rộng: Tác Động, Cách Sử Dụng Hiệu Quả và Đánh Giá
Hoạt Chất Iprodione Trong Nông Nghiệp: Ứng Dụng và Tác Động Đến Môi Trường
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cây Hành Lá
Propineb – Thuốc trừ nấm tiếp xúc hiệu quả cho nhiều loại cây trồng