Em ơi, phân hữu cơ sao nhiều loại vây? Chị nhìn hoa hết mắt không biết được loại nào tốt cho cây trồng nhà. Chị cũng không biết phân nào là tốt em ơi. Vì những trăn trở của nhà nông, bạn hãy cùng TH-AGRICARE tìm hiểu 6 loại phân hữu cơ được chế biến công nghiệp đạt tiêu chuẩn nhé!
Nội Dung Bài Viết
Có bao nhiêu loại phân hữu cơ chế biến công nghệ?
Câu trả lời đó có 6 loại:
- Phân hữu cơ
- Phân hữu cơ sinh học
- Phân hữu cơ – khoáng
- Phân hữu cơ vi sinh
- Phân vi sinh vật
- Phân bón lá hữu cơ
Nào, hãy cùng tìm hiểu mỗi loại phân có tiêu chuẩn định lượng các thành phần cụ thể nhé:
Phân hữu cơ thông thường
Thành phần chính là chất hữu cơ đã được phân hủy nhờ vi sinh vật hoặc nhiệt độ, có thể thêm một lượng nhỏ chất vô cơ.
Theo qui định của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải đạt là:
- Chất hữu cơ > 22,36% (trong đó C>13%)
- N > 3%
- Độ ẩm < 25% (đối với dạng bột)
Phân hữu cơ có thể sử dụng cho lúa và các cây trồng khác. Liều lượng bón cho một vụ hoặc một năm từ 1.000kg – 2.000kg/ha. Tùy loại phân, loại cây và đất. Thời kỳ bón chủ yếu là bón lót.
Phân hữu cơ sinh học
Nguyên liệu chủ yếu là xác bã hữu cơ hoặc than bùn được hoạt hóa bằng vi sinh vật. Trong thành phần chủ yếu gồm chất hữu cơ, axit humic và một số chất dinh dưỡng khoáng được phối trộng với hàm lượng thấp, ngoài ra còn một số vi sinh vật sống.
Hàm lương các chất theo qui định là:
- Chất hữu cơ > 22,36% (trong đó C>13%)
- N + P2O5 + K2O < 8%
- Axit humic, vi sinh vật và các hoạt chất sinh học.
- Độ ẩm < 25% (đối với dạng bột)
- pH = 5 – 7
Phân hữu cơ sinh học cũng có thể sử dụng cho các loại cây trồng, chủ yếu dùng bón lót hoặc bón thúc thời kỳ đầu, liều lượng 500 – 1.000kg/ha.
Phân hữu cơ khoáng
Nguyên liệu dùng là than bùn đã hoạt hóa hoặc xác bã hữu cơ đã xử lý phối trộn một lượng tương ododis cao các chất dinh dưỡng khoáng, không có hoặc có rất ít vi sinh vật sống.
Hàm lượng các chất là:
- Chất hữu cơ > 15% (trong đó C>8,5%)
- N + P2O5 + K2O > 8%
- Độ ẩm < 25% (đối với dạng bột)
Dùng bón lót hoặc bón thúc, liều lượng 200-500 kg/ha/lần.
Thí dụ phân Compomix No7 ( Công ty Bình Điền chứa hữu cơ =20%, NPK = 6-3-3 + trung vi lương, độ ẩm 25%
Phân hữu cơ vi sinh
Nguyên liệu là than bùn đã hoạt hóa bằng men vi sinh vật, phối trộn một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt chứa một lượng đáng kể các vi sinh vật hữu ích còn sống, chủ yếu là vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân và xenlulo. Vì vậy phân hữu cơ vi sinh có tác dụng dinh dưỡng đạm và lân là chính. Trong thực tế, thường có trộn thêm một lượng nhỏ N, P, K và trung – vi lượng
Theo qui định, hàm lượng các thành phần chính trong phân là:
- Chất hữu cơ >= 15% (trong đó C>=8,5%)
- Mật độ vi sinh vật sống có ích >= 1×106 CFU/gram (ml). Colony Forming Unit
- Độ ẩm < 30% (đối với dạng bột)
- Không có các vi sinh vật có hại như vi khuẩn Salmonella, E.coli, Coliform và trứng giun đũa (ascaric) trong 25g (ml) mẫu phân.
Phân hữu cơ vi sinh dùng bón cho lúa và nhiều loại cây trồng, bón lót hoặc thúc sớm. Liều lượng 300-500 kg/ha cho lúa và hoa màu, với cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm từ 1.000-2.000 kg/ha. Khi bón nên trộn thêm kali hoặc dùng ủ chung với phân chuồng để tăng tốc độ phân hủy nhờ vi sinh vật có trong phân.
Phân vi sinh
Là các chế phẩm gồm các vi sinh vật có ích còn sống với mật độ cao phối trộn với than bùn đã hoạt hóa làm chất mang vi sinh vật. Tác dụng của loại phân này chủ yếu là bổ sung vi sinh vật có ích vào đất để huy động thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Các vi sinh vật thường dùng là:
- Vi khuẩn cố định đạm: Azotobacter, Azospicilium, Rhizobium
- Vi khuẩn chuyển hóa lân dễ tiêu Pseidomonas, Bacillus, Micrococcus
- Nấm phân giải xenlulo: Trichoderma
- Vi khuẩn kích thích tăng trưởng cây: Rhizobacteria
Theo qui định phân vi sinh cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Mật độ vi sinh vật sống có ích >= 1×108 CFU/g (ml)
- Độ ẩm < 30% (dạng bột)
Không có vi khuẩn Samonella, E.coli, Coliform và trứng giun đũa (ascaris) trong 25 g(ml) mẫu phân.
Phân vi sinh có thể là phân đơn (chi có 1 nhóm vi sinh vật) hoặc phân hỗn hợp (2 hoặc nhiều nhóm vi sinh vật). Hiện nay, người ta còn nuôi cây trộn lẫn nhiều loại vi sinh vật (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn axit lactic, xạ khuẩn, nấm men) gọi là công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM= Effective Microganisms) nhằm làm tăng tính đa dạng cho vi sinh vật đất, giúp nâng cao độ phì đất, làm sạch đất và môi trường.
Phân vi sinh dngf bón vào đất cho nhiều loại cây trồng hoặc trộn hạt giống trước khi gieo. Liều lượng bón từ 5-10 kg/ha, nếu trộng hạt giống chỉ cần 1-3 kg/ha.
Khi sử dụng phân vi sinh cần lưu ý một số điểm:
- Thời gian bảo quản tương đối ngắn, thường dưới 6 tháng, khi sử dụng cần xem ngày sản xuất và thời gian sử dụng. Để lâu ngày vi sinh vật chết sẽ giảm hoặc không tác dụng.
- Bảo quản nơi khô mát, không cho ánh nắng chiếu trực tiếp. Ở nhiệt độ cao trên 30*C và có ánh nắng trực tiếp vi sinh vật dễ bị chết.
- Phân có hiệu quả cao ở vùng đất mới, đất trồng cạn sau một vụ ngập nước hoặc vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh.
Một số loại phân vi sinh hiện có trên thị trường như Nitrazin ( vi khuẩn nốt sần cây họ đâu), Azozin (vi khuẩn cố định đạm trong ruộng lúa), phospho bacterin (vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu), Bima (nấm Trichoderma phân giải xác hữu cơ)…
Phân bón lá hữu cơ
Ngoài các phân bón lá mà thành phần chính là các chất dinh dưỡng vô cơ, hiện có nhiều loại phân bón lá hữu cơ. Chất hữu cơ được sử dụng nhiều trong các loại phân bón lá này là các chất chiết xuất từ các động – thực vật có hoạt tính sinh học cao và cây dễ hấp thu.
Một số chất thường dùng hiện nay có:
- Axit humic đã hoạt hóa từ than bùn
- Axit amin (glutamic, leucine, Valine) từ xác bã cá và rong tảo biển.
- Hợp cahats phenol từ than bùn và dịch chiết lá cây cỏ.
- Chất chitosan (oligo saccarit, Oligo chitosan) chiết xuất từ vỏ tôm cua và rong biển.
Tùy loại phân mà trong thành phần có một hoặc vài chất trên đây. Như phân bón lá K.Humat thành phần chủ yếu là humat kali (muối kali của axit humic). Phân Orgamin gồm axit amin và vitamin.
Ngoài thành phần chính là chất hữu cơ, trong nhiều loại phân bón lá hữu cơ còn có thêm các chất khoáng đa – trung – vi lượng và chất kích thích sinh trưởng để tăng hiệu quả cho phân.
Tác dụng của các chất hữu cơ trên đây chủ yếu là tham gia tổng hợp và kích thích hoạt động của hệ thống men xúc tác các quá trình sinh lý trong cây, giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng sâu bệnh và các điều kiện bất lợi (chua, phèn, hạn, úng, nóng, lạnh).
Phân bón lá hữu cơ có thể sử dụng cho lúa và các loại cây trồng ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực Trạng Bão Giá Và Cách Sử Dụng Phân Bón Hiệu Quả Năm 2025
Kali (K): Nguyên Tố Dinh Dưỡng Chủ Lực Trong Tăng Trưởng Và Chất Lượng Nông Sản
6 loại phân hữu cơ được chế biến công nghệ năm 2025
Bạn có đang làm ô nhiễm, thoái hoá đất và biện pháp cải tạo đất 2025?
Cây trồng hút chất dinh dưỡng như thế nào? Qua rễ hay qua lá?
Kinh nghiệm trị bệnh xì mủ cây sầu riêng hiệu quả năm 2025
Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Trồng
5 Cách Diệt Ruồi Vàng Đục Quả Giúp Nhà Nông An Tâm Sản Xuất