Việc hiểu rõ các tên gọi các loại phân bón cho cây trồng rất cần thiết. Giúp cho nhà nông chúng ta lựa chọn loại phân phù hợp với tình hình các giai đoạn của cây, tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn. Hãy cùng TH-AGRICARE tìm hiểu các loại phân bón trên thị trường hiện nay nhé!
Nội Dung Bài Viết
Phân bón là gì?
Phân bón là những chất hay hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây hoặc thay đổi tính chất phù hợp với yêu cầu của cây.
Phân bón thương mại là gì?
Phân bón thương mại là sản phẩm có chứa chất dinh dưỡng hữu hiệu cho cây trồng với hàm lượng đáng kể đã được biết rõ. Đất có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng hàm lượng quá thấp nên không được coi là phân bón.
Dinh dưỡng hữu hiệu là gì?
Dinh dưỡng hữu hiệu là dinh dưỡng ở dạng mà cây có khả năng hấp thụ được. Những dạng này phải được hòa tan vào nước và chủ yếu có trong dung dịch đất. Các loại phân đạm đều tan được trong nước và tạo thành dạng NH4 hoặc NO3 cây đều có khả năng hấp thụ được. Phân lân hữu hiệu là P2O5, phân kali hữu hiệu là K2O
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân là gì?
Hàm lượng trong phân là số lượng (tính theo % hoặc ppm) các chất dinh dưỡng hữu hiệu có trong phân. Các chất dinh dưỡng trong phân được biểu thị bằng nguyên tố hay dạng oxit. Phân đạm và phần lớn phân trung – vi lượng được biểu thị ở dạng nguyên tố như N, S, Zn, B…, nhiều loại biểu thị ở dạng oxit như lân là P2O5, kali là K2O, magie là MgO, canxi là CaO,… Hàm lượng dinh dưỡng trong phân thể hiện bằng tỉ lệ % đối với các nguyên tố đa và trung lượng. Các nguyên tố vi lượng được thể hiện bằng % hay ppm (phần triệu). Các chỉ số rên bao bì thể hiện các hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân. Các phân hỗn hợp NPK thì 3 số đầu lần lượt là hàm lượng N, P, K (không cần ghi rõ tên nguyên tố), các nguyên tố sau thì phải ghi rõ ký hiệu tên.
Chữ TE (Trace Element – các nguyên tố ít) kèm tên phân chỉ là chung các chất trung – vi lượng.
Ví dụ: Phân bón Nitrophoska 12-12-17-2Mgo-8S+TE tức là chứa 12% N, 12% P2O5, 17% K2O, 2% MgO, 8% lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng khác.
Các loại phân bón hiện nay tại Việt Nam
Căn cứ nguồn gốc tạo thành chia làm hai loại phân bón chính là phân hữu cơ và phân vô cơ
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân tạo thành bởi các chất hữu cơ từ sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật). Ví dụ như phân đạm cá, phân gà, phân bò,….
- Phân hữu cơ truyền thống: Phân chuồng, phân xanh
- Phân hữu cơ sinh học:
- Phân hữu cơ vi sinh
- Phân hữu cơ khoáng
Phân vô cơ
Phân vô cơ là phân tạo thành từ các chất khoáng vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm hóa học. Ví dụ: phân lân được tạo từ quặng khoáng apatit hoặc photphorit, phân uree, phân KCl (clorua kali) tạo thành từ các phản ứng hóa học
- Phân đơn
- Phân phức hợp
- Phân hỗn hợp
Chất cải tạo đất
Chất cải tạo đất là hững chất đưa vào đất với mục đích chính là để thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất cho thích hợp với cây trồng (như vôi, dolomit làm thay đổi độ pH của đất).
Dinh Dưỡng Cây Trồng & Phân Bón – Nguyễn Mạnh Hùng – Nguyễn Mạnh Chinh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vai Trò Silic Trong Canh Tác Nông Nghiệp – Tăng Năng Suất Cây Trồng
Thực Trạng Bão Giá Và Cách Sử Dụng Phân Bón Hiệu Quả Năm 2025
Kali (K): Nguyên Tố Dinh Dưỡng Chủ Lực Trong Tăng Trưởng Và Chất Lượng Nông Sản
6 loại phân hữu cơ được chế biến công nghệ năm 2025
Bạn có đang làm ô nhiễm, thoái hoá đất và biện pháp cải tạo đất 2025?
Cây trồng hút chất dinh dưỡng như thế nào? Qua rễ hay qua lá?
Kinh nghiệm trị bệnh xì mủ cây sầu riêng hiệu quả năm 2025
Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Trồng