Vai Trò Của Đạm Với Cây Trồng

vai-tro-dam-voi-cay-trong

Ngoại trừ cacbon, hydro và oxy thì đạm là nguyên tố đa lượng cây cần với số lượng nhiều nhất, cũng là nguyên tố chính quyết định sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây. Cùng TH AGRICARE tìm hiểu vai trò của đạm với cây trồng nhé!

1. Vai trò đạm với cây trồng

Đạm là thành phần cơ bản của chất protein, mà protein là chất quan trọng nhất trong cơ thể sinh vật, không có protein thì không có sự sống.

Ngoài ra đạm còn là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ quan trọng khác của cây như axit nucleic (ADN, ARN) diệp lục tố, các men và các chất có hoạt tính sinh học cao.

Đạm thúc đẩy sự nẩy chồi, ra lá, sự lớn lên của quả, tăng 1, sinh khối, cho năng suất cao. Người ta đã tính trung bình cứ 1kg trong cây có thể cho 15kg hạt, 10kg đường, 70kg khoai tây hoặc 25 rơm rạ…

2. Nhu cầu đạm của cây trồng như thế nào?

Trong 13 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đạm là nguyên tố được phần lớn các cây cần nhiều nhất. Với lúa trung bình 1 vụ lấy đi từ 1 ha đất khoảng 217kg N, cải bắp lấy đi 121kg N. Với cà phê, để có 1 tấn nhân cần 35kg N, cây có múi cần 1,7kg N cho 1 tấn quả.

a. Cây sử dụng đạm ở dạng nào?

Dạng đạm chủ yếu mà cây hút là các dạng đạm vô cơ amôn (NH4+), và nitrat (NO3-). Cây cũng có thể hút trực tiếp các chất hữu cơ có đạm phân tử nhỏ dạng amin nhưng không nhiều.

Đạm trong không khí ở dạng phân tử N2 cây không hấp thu. Cây họ đậu nhờ vi khuẩn nốt sần cộng sinh nên có thể sử dụng trực tiếp đạm trong không khí.

Xem thêm: Phân Đạm – Hiểu Đúng Và Sử Dụng Hiệu Quả

Cây cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Ở giai đoạn sinh trưởng đầu cây cần đạm để phát triển rễ, thân lá, tạo cơ sở cho năng suất cao sau này.

b. Các giai đoạn cây trồng sử dụng đạm

Ở giai đoạn sau cây cần đạm để tạo nên các chất tích lũy trong quả, trong hạt. Lượng đạm cây tích lũy ở giai đoạn trước có thể được huy động sử dụng lại ở giai đoạn sau khi cây không được cung cấp đạm đầy đủ.

Mỗi loại cây yêu cầu lượng đạm khác nhau. Trong một loài cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển cũng yêu cầu lượng đạm khác nhau. 

Ở giai đoạn cây còn nhỏ hoặc cây lâu năm sau mỗi vụ thu hoạch cần phải phát triển thân, lá thì nhu cầu đạm cao nhất. Đối với lúa ở giai đoạn cây con và đẻ nhánh cần 70 – 80% lượng đạm cả vụ.

Với các cây ăn quả đợt bón phân sau thu hoạch cần 40 – 50% lượng đạm cả năm.

Sau thu hoạch thì bà con nên vệ sinh vườn tược, bón hữu cơ để gia tăng độ tươi xốp, cân bằng độ pH cho đất và bón các dòng phân bón đạm cao như Entec 20-10-10 để cây phục hồi.

Tỷ lệ đạm tích lũy trong cây dao động trong khoảng 0,5-6% tính theo trong lượng chất khô, tùy theo loại cây và bộ phận cây.

Cây còn non chứa nhiều đạm hơn cây già. Trong quả và hạt nhiều hơn các bộ phận khác. Phân tích hàm lượng đạm trong cây có thể dán giá được yêu cầu đạm của cây, qua đó để cung cấp thích hợp.

Xem thêm: Các Triệu Chứng Cây Trồng Thiếu Hay Thừa Chất Dinh Dưỡng

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về vai trò của đạm với cây trồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *