Nội Dung Bài Viết
Thông tin về bọ nhảy
Tên khoa học: Phyllotetra striolata
- Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta vittata)
- Bọ nhảy sọc cong Phyllotetra striolata (có nơi gọi rầy đen), thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), họ ban miêu (Chrysomelidae),
- Vòng đời phát triển của bọ nhảy(20 ngày)
Thời gian hoạt động của bọ nhảy
- Bọ nhảy thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô
- Bọ nhảy gây hại nhiều vào lúc sáng sớm và chiều mát.
- Bọ có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cải, nhưng mạnh nhất là khi cải còn nhỏ (sau gieo khoảng 7-10 ngày)
Đặc điểm gây hại của bọ nhảy
- Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng.
- Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.
Đặc điểm phát sinh của bọ nhảy
- Bọ nhảy phát sinh và phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, mật độ giảm đi khi trời mưa nhiều.
- Ở các tỉnh phía Bắc bọ nhảy sọc cong phát sinh nhiều vào hai đợt tháng 3 – 5 và 7 – 9, trong đó đợt đầu mạnh hơn, ở các tỉnh phía Nam bọ xuất hiện nhiều trong các tháng 2,3, 4.
Biện pháp phòng, trừ bọ nhảy
Để hạn chế tác hại của bọ nhảy, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
Làm đất:
Trước khi trồng cải, đất cần được chuẩn bị kỹ, dọn sạch tàn dư vụ trước;
phơi thật khô đất tối thiểu từ 10 – 15 ngày để diệt sâu non và nhộng còn trong đất (kinh nghiệm nếu độ ẩm tương đối của đất thấp bọ nhảy sẽ không trưởng thành được).
Nếu có điều kiện nên bón vôi để tạo môi trường bất lợi cho bọ nhảy.
- Cánh đồng nên luân canh cải với các cây khác họ.
- Vệ sinh đồng ruộng: Ngay sau khi thu hoạch cần cuốc đất phơi ruộng, thu dọn các tàn dư đem về ủ phân hoặc chôn để diệt sâu non và nhộng còn tồn tại.
Phun thuốc hoá học:
Có thể sử dụng: Lufen extra 100EC, Karate 2.5EC, Director 70EC, Ohayo 100SC, Caterice 5EC để phun xịt (vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát),
Hoặc dùng Diaphos 10G; Sago-Super 3G; Vibasu 5H; Sargent 6G… xử lý đất trước khi gieo trồng để diệt ấu trùng (liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc
Lưu ý nên phun thuốc vào chiều tối
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ký hiệu CS, EC, SC, WP, EW trong thuốc bảo vệ thực vật có ý nghĩa gì?
Hướng Dẫn Đọc – Hiểu Các Thông Tin Có Trên Nhãn Bao Bì Thuốc BVTV
Hoạt Chất Indoxacarb – Giải Pháp Hiệu Quả Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá, Bọ Trĩ
Hoạt Chất Metalaxyl – Thuốc Phòng Trừ Nấm Bệnh Phổ Rộng
Gốc Hexaconazole Trừ Nấm Phổ Rộng: Tác Động, Cách Sử Dụng Hiệu Quả và Đánh Giá
Hoạt Chất Iprodione Trong Nông Nghiệp: Ứng Dụng và Tác Động Đến Môi Trường
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cây Hành Lá
Propineb – Thuốc trừ nấm tiếp xúc hiệu quả cho nhiều loại cây trồng