Bệnh Thán Thư Và Biện Pháp Quản Lý Bệnh Hại Trên Thanh Long

dieu-tri-benh-than-thu-cay-thanh-long-thagricare
dieu-tri-benh-than-thu-cay-thanh-long-thagricare
Quản Lý Bệnh Hại Trên Cây Thanh Long

Bệnh thán thư là gì?

Bệnh thán thư là bệnh gây hại quan trọng nhất trên thanh long. Giai đoạn cây mang trái gặp mưa dễ bị nhiễm bệnh, bị tấn công lên thân, cành, nụ hoa và trên trái. Đặc biệt nhiễm nặng nhất là giai đoạn sau thu hoạch.

Nguyên nhân gây bệnh thán thư:

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, tấn công chủ yếu trên cành, đọt, nụ hoa, hoa và trái. Mầm bệnh thường tồn tại trong xác bã thực vật có sẵn trong vườn hoặc trên cành, nhánh, trái thanh long đã bị nhiễm bệnh.

Nấm bệnh lan truyền qua gió, nước, côn trùng và con người trong quá trình chăm sóc, quản lí vườn. Bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh chóng trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ và nhiệt độ không khí cũng như đất cao.

Triệu chứng khi cây bị bệnh thán thư

  • Trên hoa, nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô đen và rụng.
  • Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm.
  • Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.
  • Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
benh-than-thu-thanh-long-thagricare
Hiện Tượng Cây Thanh Long Bị Bệnh Thán Thư

Xem thêm:

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư

  • Đối với những vườn trồng mới, nên thiết kế vườn, đắp mô cao đảm bảo không bị ngập úng trong mùa mưa.
  • Rút râu sớm sau khi nở 2-3 ngày (ngay sau khi đã hình thành tầng rời).
  • Bón phân cân đối và hợp lý. Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục và nấm đối kháng Trichoderma nhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với bệnh.
  • Sử dụng thuốc hóa học để phun ngừa và phải luân phiên giữa các loại thuốc.
  • Định kỳ 7-10 ngày/lần tùy theo áp lực bệnh.
thuoc-tru-benh-azotop-400sc-THAGRICARE
AzoTop 400SC Thuốc Trừ Bệnh Thán Thư Trên Các Loại Cây

Giai đoạn 1: Sau thu hoạch:

Cây thanh long sau thu hoạch nên tỉa cành (cành sâu bệnh, cành vô hiệu, cành tiếp xúc với bề mặt đất,…) và tiêu huỷ triệt để nguồn bệnh nhằm tạo thông thoáng và hạn chế mầm bệnh lây lan cho vườn cây.

Tiếp theo, phun các thuốc trừ bệnh gốc đồng như: Coc 85, Bm Copper Gold,…để tiêu diệt các mầm bệnh đã và đang hiện diện trong vườn hay để sát trùng các vết thương do tỉa cành, cắt trái để lại.

Sau đó bón phân phân hữu cơ hoai mục với nấm đối kháng Trichoderma vừa giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh đồng thời chúng có khả năng diệt cả mầm bệnh hiện diện trên xác bã thực vật và trong đất trồng.

Giai đoạn 2: Búp trái cau

Trước hoặc sau khi cành có nụ hoa, có thể phun ngừa bệnh thán thư, nấm tắc kè, thối búp bằng bộ sản phẩm Azotop400SC + Diman Bul 70WP . Giai đoạn này nụ bông thanh long rất dễ mẫn cảm với các bệnh hại..

Sau khi hoa nở 2-4 ngày, nên áp dụng biện pháp rút râu phun thuốc trừ vi khuẩn Liberty 100WP

Giai đoạn 3: Sau khi đậu trái non, trái già.

Sau khi nụ hoa đã thụ phấn và hình thành trái, nên phun thuốc trừ bệnh gốc Defenoconazole, Azoxystrobin hoặc các thuốc trừ bệnh thán thư có tính lưu dẫn khác kết hợp với thuốc trừ sâu (bọ trĩ) khoảng 2- 3 lần.

Trên đây là những chia sẻ giúp ích bà con nhận biết và phòng trừ bệnh thán thư trên cây thanh long hiệu quả!

 

Tham khảo tài liệu: Chi Cục BVTV Bình Thuận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *