Bệnh Thối Nhũn Bông, Trái Thanh Long

benh-thoi-nhun-bong-tren-thanh-long

benh-thoi-nhun-bong-tren-thanh-long

Bệnh thối nhũn bông, thối đầu trái thanh long là hiện tượng nụ, bông, trái thanh long bị thối vào mùa mưa hoặc vào những thời gian có sương mù nhiều trong năm. Thối nhũn là bệnh do vi khuẩn gây ra. Loài vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong cây thông qua các vết thương cơ giới trên cây như vết cắn phá của một số loài kiến, sâu hại, những vết thương trong quá trình cắt tỉa cành, nhánh hàng năm, vết gãy nứt tự nhiên của những nhánh do mang quá nhiều trái nặng kéo xuống.

Tác nhân gây bệnh thối nhũn bông, trái trên cây thanh long:

Bệnh thối nhũn bông, trái thanh long do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi và nấm Rhizopus sp. (tác nhân thứ cấp) gây ra.

Triệu chứng bệnh thối nhũn bông, trái trên cây thanh long:

Bệnh thối nhũn thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây thanh long bắt đầu ra nụ, sau khi hoa nở và ở giai đoạn quả non.

Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi lên trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh chóng làm thối cả quả, có mùi hôi và có dịch nhựa màu nâu vàng chảy ra. Ngoài ra, bệnh cũng có thể tấn công và gây thối nhũn đầu trái.

Nguồn bệnh và sự lây lan bệnh thối nhũn trên bông, trái thanh long

Nguồn bệnh thư­ờng tồn tại trong các xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, bông, trái bị nhiễm bệnh nhưng không được tiêu hủy.

Bệnh có thể lây lan thông qua các tác nhân như gió, mưa bão, côn trùng gây vết thương, côn trùng chích, hút,…

Những vườn bị bệnh thối nhũn bông, trái thường sẽ thấy xuất hiện rất nhiều con ngâu (Protaetia sp.) hay bù xè (Hypomeces squamesus).

benh-thoi-dau-trai-thanh-long

Biện pháp quản lý bệnh thối nhũn bông, trái trên cây thanh long

Tạo điều kiện thông thoáng và thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa bằng cách:

Bệ sinh vườn thường xuyên và tiêu huỷ các nguồn bệnh triệt để nhằm tránh lây lan. Nếu có cắt tỉa và tạo tán cho cây sau thu hoạch, thì sau đó nên phun ngừa bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng, hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan, Streptomycin sulfate

Tăng cường bón vôi cho cây thanh long từ 1 – 2 lần/năm (vào thời gian đầu và cuối mùa mưa).

Bón phân cân đối và hợp lý.

Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma nhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với các nguồn bệnh.

Phun thuốc trừ vi khuẩn

Nên tiến hành ngắt bỏ đài hoa (rút râu) sau khi hoa nở khoảng 3 – 4 ngày đối với mùa nắng và 2 – 3 ngày đối với mùa mưa hoặc có thể phun Liberty 100WP gốc Streptomycin sulfate trừ vi khuẩn để hạn chế bệnh thối nhũn bông. Sau đó phun một số loại thuốc trừ nấm để nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm thông qua vết thương sau khi rút râu.

thuoc-tru-benh-liberty-100wp-tru-loet-tren-cam
Thuốc Liberty 100WP trừ vi khuẩn hiệu quả

Xem thêm quy trình phòng trừ sâu bệnh hại trên thanh long tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *