Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị Bệnh Thối Rễ Chết Cành Thanh Long

benh-thoi-re-chet-canh-cay-thanh-long-thagricare

Bệnh thối rễ chết cành là bệnh khiến bà con nông dân trồng thanh long đau đầu nhất. Cùng TH Agricare tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ, xử lý bệnh thối rễ thanh long nhé!

Nguyên nhân bệnh thối rễ chết cành

Do nấm Phytophthora sp., Fusarium sp., tuyến trùng Pratylenchus sp. và Meloidogyne sp. gây ra. Bào tử nấm tồn tại trong đất và phát tán qua nước, khi rễ bị tổn thương trong quá trình canh tác, sử dụng phân bón không đúng thì tuyến trùng sẽ xâm nhập vào trong rễ cây gây bệnh.

nam-benh-thoi-re-chet-canh-cay-thanh-long-thagricare
Nguồn ảnh: Chi cục BVTV Bình Thuận

Triệu chứng

Cây bị bệnh phát triển kém, cành có biểu hiện dạng mất nước sau đó héo và cụp xuống. Ban đầu triệu chứng héo xảy ra cục bộ trên một vài cành, sau đó toàn bộ cây bị héo vàng, khô cành và chết cây nếu cây bị nhiễm nặng.

Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. rễ bị thối có màu nâu, vỏ bộ rễ bị thối, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Đối với cây bị nhiễm bệnh nặng, hầu hết hệ thống rễ bị thối đen và nhanh chóng gây chết cây.

Xem thêm: Các loại sâu bệnh hại trên cây Thanh Long

benh-thoi-re-chet-canh-cay-thanh-long-thagricare
Nguồn ảnh: Chi cục BVTV Bình Thuận

Đặc điểm gây hại và phương thức lây lan

  • Bệnh thối rễ chết cành thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, những vườn thiếu chăm sóc, sử dụng nguồn cây giống không rõ nguồn gốc.
  • Vườn cây thoát nước kém và thường xuyên bị ngập úng, trong mùa nắng cây bị thiếu nước, mùa mưa thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và long hút bị hư thối.
  • Vườn có thành phần sét nhưng ít được bổ sung phân hữu cơ hoặc sử dụng phân chuồng tươi chưa hoai mục.
  • Vườn cây lạm dụng phân bón, thuốc hóa học, thuốc trừ cỏ quá mức, sử dụng phân bón có chứa các chất điều hòa sinh trưởng đã làm phá vở cấu trúc đất, làm hạn chế các vi sinh vật đối kháng có ích trong đất và các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.
  • Ở vùng đất chua, độ pH thấp từ 3,9 đến 4,5, thiếu các chất vi lượng. Ở vùng đất có tuyến trùng thì bệnh gây hại càng trầm trọng hơn.
  • Bào tử nấm gây bệnh lây lan chủ yếu từ dòng nước chảy và qua công cụ làm vườn.

Biện pháp phòng trừ

Khi thấy triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện, phải ngưng ngay việc sử dụng phân bón, chất kích thích sinh trường. Sử dụng các thuốc trừ nấm bệnh hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb (Ridomil Gold 86WG, Vimonyl 72WP, Mekomil Gold 680WG), Dimethomorph + Cuprous oxide (Eddy 72WP), Fosetyl – aluminium (Aliette 80WP, Alpine 80WP).

-11%
Original price was: 65,000VND.Current price is: 58,000VND.
-10%
Original price was: 50,000VND.Current price is: 45,000VND.
-16%

Đối với vùng rễ bị tuyến trùng sử dụng một số thuốc chứa hoạt chất Abamectin (Tervigo 020SC), Clinoptilolite (Map Logic 90WP), Carbosulfan (Carbosan 25EC), Abamectin+Thiamethoxam (Solvigo 108SC).

Trước khi tưới thuốc, nên cào lớp vật liệu tủ gốc ra ngoài và xới nhẹ xung quanh gốc của cây bị bệnh để loại bỏ những rễ bị thối ra khỏi bộ rễ. Tưới thuốc đều xung quanh gốc, sau 5 – 7 ngày tưới lại lần 2.

Sau xử lý thuốc BVTV từ 7 – 10 ngày, xử lý kích thích cây ra rễ bằng các loại thuốc kích thích sinh trưởng (NAA), phân bón hữu cơ giàu acid humic kết hợp sử dụng phân bón qua lá có chứa các yếu tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Có thể tiến hành phun cành và tưới gốc từ 2 – 3 lần để giúp cây phục hồi nhanh.

Hàng năm, bổ sung chế phẩm sinh học xử lý đất như Trichoderma (10 – 20 g/gốc) 3 – 4 lần để tăng sinh khối vi sinh vật có ích, giúp đối kháng và tiêu diệt các loài nấm bệnh lưu tồn trong đất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con xử lý bệnh thối rễ chết cành trên Thanh Long nhé.

Tham khảo: Chi cục BVTV Bình Thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *