Rau ăn lá ngắn ngày (RALNN) ở nước ta đóng một vai tròng quan trọng trong các rau thực phẩm (xà lách, cải xanh, cải ngọt…). Thông thường RALNN được trồng theo trình tự: Làm đất, gieo hạt, tỉa cây, thu hoạch, phân loại và làm sạch, đóng gói, chuyển đi tiêu thụ. Quá trình này đòi hỏi nhiều công lao động, công chăm sóc và phòng chống sâu bệnh hại.
Thời tiết mùa mưa thường ảnh hưởng lớn đến nhóm rau này cả về năng suất và chất lượng trong điều kiện canh tác đồng ruộng (mưa gió lớn làm dập nát lá rau, đất bị chặt lại làm rau không phát triển được…)
Dịch hại nguy hiểm nhất và rất khó phòng trừ là bọ nhảy (phyllotrer striolata) thường gây hại nặng RALNN chỉ sau vài vụ trồng. Khi phải sử dụng đến thuốc hóa học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau.
Trồng rau theo phương án khay bầu (Plug system) được một số nơi trên thế giới sử dụng để sản xuất RALNN trong nhà lưới. Theo phương pháp này cây rau được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu trồng cây con trong khay lỗ nhỏ với mật độ dày.
- Giai đoạn 2 chuyển cây con sang khay lỗ to với mật độ thưa hơn. Sự chuyển giai đoạn không ảnh hưởng đến cây con do sống trong giá thể xốp, được chăm sóc chủ động, cây rau phát triển nhanh, ít sâu bệnh, thời gian thu hoạch ngắn nên trồng được nhiều vụ trong năm. Đây là một phương pháo giúp người trồng rau chủ động sản xuất RALNN an toàn để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Nội Dung Bài Viết
Quy trình kỹ thuật sản xuất
Sản xuất RALNN bằng phương pháp khay bầy tốt nhất là được trồng trong nhà lưới kín. Đây là kỹ thuật công nghệ mới, có hiệu quả cao. Yêu cầu cơ sở vật chất phải được chuẩn bị và đáp ứng những điều kiện sau:
- Nhà lưới: Nhà lưới kiên cố hoặc nhà lưới đơn giản để ngăn chặn các loại sâu hại và tránh được tác hại của mưa, gió.
- Khi cần thiết có thể che nắng cho rau. Nhà lưới cần có cấu trúc, chiều dài lớn hơn hẳn chiều rộng và có hệ thống hút gió, có hệ thống tưới phun để thuận tiện chăm sóc.
Đất trong nhà lưới gieo ươm cây con chỉ cần san phẳng song đất trong nhà lưới sản xuất cần được lên lướng phẳng vừa 2-3 hàng khay, có rãnh thoát nước.
- Khay: Chuẩn bị khay có kích thước 6×3 = 18dm2. Chia làm 2 loại khay. Khay gieo ươm cây con có từ 128 hoặc 288 lỗ, khay trồng cây lớn có từ 18-50 lỗ, tùy từng loại rau.
- Giá thể: có thể sử dụng phân chuồng hoai mục, than bùn đã sơ chế, phân hữu cơ khoáng, phân lân và các vật liệu tạo độ xốp như trấu, mùn cưa… để làm giá thể, song điều quan trọng là có độ xốp cho rễ cây phát triển và giữ được độ ẩm (độ xốp tối thiểu:
- Không khí chiếm khoảng 15-20% thể tích). Có thể sử dụng vi sinh vật hữu hiệu (EM) để xử lý phân chưa hoai mục hẳn trước khi làm giá thể.
Giá thể của bầu được trộn thành hỗn hợp với thành phần và tỷ lệ nhưu sau: 1/3 là phân chuồng hoai mục, 1/3 là mùn cửa hoặc trấu hun. 1/3 còn lại có thể sử dụng phân rác, đất bột, than bùn hoặc các chất xơ mục.
Cứ 20kg giá thể trộn thêm 1 kg super lân. Giá thể dùng xong có thể tái dùng lại (tái giá thể) gồm: 8 phần giá thể cũ + 2 phần phân chuồng hoai mục hoặc 9 phần giá thể cũ + 1 phần vi sinh.
-
Giống
Hiện nay, các giống RALNN đang được trồng phổ biến ở nước ta gồm:
- Cải xanh (Brassica Juncea L): Hạt giống cải xanh hai mũi tên đỏ, Cải xanh lá to, cải xanh tàu chuối Trung Quốc, cải xanh lá vàng (cải mơ), cải xanh CX1. Trong đó cải xanh lá vàng được trồng phổ biến nhất.
- Cải ngọt (Brassica Chinensis L): Cải ngọt quảng phổ, cải ngọt TN1, Cải ngọt Tosakan
- Xà lạch và xà lách cuốn (Lactuca sativa và Lactuca sativa var, Capitata).
-
Thời vụ
Là loại rau có trồng quanh năm nhưng thời vụ thích hợp nhất cho rau phát triển tốt nhất chủ yếu là vụ Đông xuân. Hiện nay cải xanh, cải ngọt, xà lách cũng được trồng nhiều trong vụ hè thu. Ở thời vụ này cần có lưới che bảo vệ để tránh nắng to và mưa lớn, tốt nhất là được trồng nhà lưới kín
-
Gieo ươm cây con
Sử dụng khay lỗ nhỏ và cho giá thể đầy các lỗ của khay. Các khay đã gieo được chăm sóc đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm và phát triển (thường tưới 1 lần/ ngày).
Khi cây con phát triển đều, đạt 2-3 lá và đã có bộ rễ tốt (thường từ 12-15 ngày sau gieo) thì chuyển ra ruộng sản xuất (tiếp tục trồng sang khay lỗ to trong nhà lưới hoặc trồng ngoài ruộng.
-
Trồng trọt, chăm sóc
Thực chất của iai đoạn này là chuyển cây con từ khay lỗ nhỏ (giai đoạn vườn ươm) sang khay lỗ to rồi tiếp tục chăm sóc cho đến khi thu hoạch.
Phủ giá thể gần đầy các lỗ của khay lỗ to.
Chuyển toàn bộ bầu cây con từ khay lỗ nhỏ sang khay lỗ to sao cho không ảnh hưởng gì đến cây con nhất là bộ rễ, rồi chuyển sang nhà lưới sản xuất. Các khay được xếp theo các luống để thuận lợi khi chăm sóc.
Chăm sóc: thường tưới phun 1 lần/ ngày cho rau (dùng nước sạch, nước được lầy từ giếng khoan để tưới). Thường với lượng dinh dưỡng cho RALNN là đủ, chỉ bổ sung khi cần, chủ yếu là phân bón lá. Cây lấy dinh dưỡng chủ yếu trong khay, song vẫn phát triển rễ xuống đất để lấy thêm nước.
-
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại rau ăn lá ngắn ngày sản xuất bằng phương pháp khay bầu trong nhà lưới kín có mật độ thấp và ít nguy hiểm hơn trồng ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên cũng cần phải phòng trừ khi chúng có khả năng gây tác hại nặng.
Thường sau vài vụ trồng liên tục sẽ xuất hiện các đối tượng gây hại, trong đó nguy hiểm nhất là bọ nhảy (phyllotreta striolata) không những gây hại nặng và cũng rất khó phòng trừ. Phòng trừ sâu bệnh hại rau ăn lá ngắn ngày sản xuất bằng phương pháp khay bầu trong nhà lưới có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng những giống có khả năng chống chịu với các bệnh hại nguy hiểm như bệnh vàng lá vi khuẩn, sương mai, héo vàng, thối nhũn….
- Trồng xen cải xanh, cải ngọt với các cây trồng khác họ nhằm làm gián đoạn nguồn thức ăn và có thể xua đuổi sâu hại. xen canh vói cây thì là hoặc cà chua (trồng trước RALNN), hạn chế đáng kể sâu bệnh hại
- Sau vài vụ tiến hành luân canh RALNN với các cây họ cà, họ đậu… nhằm làm gián đoạn nguồn thức ăn của sâu bệnh hại tồn tại trên đồng ruộng.
- Sử dụng bẫy cây trồng bằng trồng xen cây khác trên diện tích nhỏ để hấp dẫn sâu hại và phun trừ chúng.
- Sử dụng bẫy dính màu vàng.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp sinh học như ong ký sinh sâu tơ Cotesia Plutellae, giòi ăn rệp Episyrphus balteatus.
- Sử dụng thuốc trừ dịch hại: Chỉ sử dụng thuốc khi sâu hại đạt đến ngưỡng kinh tế. Sử dụng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau: trừ sâu tơ spinosad, Lufenuron,…
Trên đây là những chia sẻ quy trình sản xuất rau ăn lá ngắn ngày như cải xanh, cải ngọt bằng phương pháp khay bầu. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn hiểu thêm về nông nghiệp.
Chi cục bảo vệ thực vật Bình Thuận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vai Trò Silic Trong Canh Tác Nông Nghiệp – Tăng Năng Suất Cây Trồng
Thực Trạng Bão Giá Và Cách Sử Dụng Phân Bón Hiệu Quả Năm 2025
Kali (K): Nguyên Tố Dinh Dưỡng Chủ Lực Trong Tăng Trưởng Và Chất Lượng Nông Sản
6 loại phân hữu cơ được chế biến công nghệ năm 2025
Bạn có đang làm ô nhiễm, thoái hoá đất và biện pháp cải tạo đất 2025?
Cây trồng hút chất dinh dưỡng như thế nào? Qua rễ hay qua lá?
Kinh nghiệm trị bệnh xì mủ cây sầu riêng hiệu quả năm 2025
Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Trồng