Hướng Dẫn Đọc – Hiểu Các Thông Tin Có Trên Nhãn Bao Bì Thuốc BVTV

ky-hieu-tren-bao-bi-thuoc-tru-sau (2)

Thuốc BVTV được bà con nông dân sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp hay trong các công việc trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu các ký hiệu trên nhãn bao bì thuốc bảo vệ thực vật để lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp. Hôm nay cùng TH AGRICARE tìm hiểu các thông tin trên nhãn thuốc BVTV nhé!

thuoc-tru-benh-azotop-400sc-THAGRICARE
AzoTop 400SC Thuốc Trừ Bệnh Thán Thư Trên Các Loại Cây

Tóm tắt các thông tin chính có trên nhãn chai thuốc BVTV

  1. Thành phần chính: Đây là các chất hoạt động chính trong thuốc BVTV, thường được ghi bằng tên hoá học hoặc tên thương mại của thành phần.
  2. Nồng độ: Được biểu thị bằng % hoặc g/l (gram/lit) để cho biết tỷ lệ thành phần chính trong dung dịch.
  3. Các chỉ dẫn sử dụng: Các hướng dẫn về cách sử dụng, liều lượng, thời điểm áp dụng và phương pháp pha loãng (nếu có).
  4. Hạn chế sử dụng: Các hạn chế về loại cây trồng, giai đoạn sử dụng, điều kiện thời tiết hoặc môi trường để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  5. Thông tin nhà sản xuất: Tên công ty sản xuất, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thông tin bảo hành sản phẩm.
  6. Biểu tượng báo hiệu nguy hiểm: Những biểu tượng báo hiệu nguy hiểm như hình biểu tượng gây nguy hiểm, câu cảnh báo hoặc các từ cảnh báo để người sử dụng nhận biết và đề phòng.
  7. Số đăng ký: Số đăng ký của sản phẩm BVTV, thường là số được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước để chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy định.

Dưới đây chi tiết các thông tin có trên nhãn bao bì thuốc BVTV. Bài viết dựa theo phụ lục 2: Hướng dẫn chi tiết nội dung ghi nhãn (Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thông tin về độ độc

a) Những thông tin về độ độc của thuốc được quy định tại mục I, Phụ lục 5 của Thông tư này như:

  • Rất độc (nhóm độc Ia, Ib) và hình tượng biểu thị độ độc là đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch;
  • Độc cao (nhóm độc II) và hình tượng biểu thị độ độc là chữ thập trong hình vuông đặt lệch;
  • Nguy hiểm (nhóm độc III) và hình tượng biểu thị độ độc là đường đứt quãng trong hình vuông đặt lệch;
  • Cẩn thận (nhóm độc IV) không có hình tượng biểu thị độ độc; được đặt ở phía trên tên thương phẩm của nhãn thuốc.

b) Dòng chữ “Bảo quản xa trẻ em” phải được đặt ngay dưới thông tin và ngang với hình tượng biểu thị độ độc.

c) Ngoài những thông tin trên, trên nhãn có thể có hình tượng biểu thị tính chất vật lý của thuốc quy định tại mục I, Phụ lục 5 của Thông tư này như: tính ăn mòn, tính dễ nổ, tính dễ cháy, tính dễ ô xy hóa….

d) Hình tượng biểu thị độ độc và tính chất vật lý của thuốc được in theo màu quy định tại mục I, Phụ lục 5 của Thông tư này và độ lớn của hình tối thiểu bằng 0,64cm2(0,8cm x 0,8cm).

Công dụng

Phải ghi rõ loại thuốc (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ…), đối tượng phòng trừ, đối tượng bảo vệ đã được đăng ký.
Ví dụ: Dùng trừ cỏ trên cây trồng cạn; Dùng trừ cỏ một năm mới nảy mầm trên lúa gieo thẳng; Dùng trừ đạo ôn trên lúa;
Đối với thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phải ghi rõ thuốc hạn chế sử dụng.
Ví dụ: Thuốc trừ sâu hạn chế sử dụng Furadan 3G.

ky-hieu-tren-bao-bi-thuoc-tru-sau (2)
Mức độ cảnh báo độ nguy hiểm thuốc BVTV

Hướng dẫn cách sử dụng

Phải ghi rõ cây trồng, dịch hại được phép sử dụng, thời gian và phương pháp sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách sử dụng phải bao gồm:

  • Mọi thông tin cần ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp. Ví dụ: Không sử dụng khi trời sắp mưa; Chỉ sử dụng ở giai đoạn 2 đến 5 lá.
  • Liều lượng, nồng độ, thời gian và phương pháp áp dụng đối với tình trạng dịch hại;
  • Hướng dẫn về chuẩn bị pha thuốc, cách pha thuốc, cách phun thuốc, cách bảo quản, cách xử lý thuốc thừa và bao bì;
  • Khả năng phối hợp với các loại thuốc khác

Thời gian cách ly và cảnh báo

  • Phải ghi rõ thời gian cách ly và cảnh báo đối với từng đối tượng sử dụng như:
  • Không sử dụng thuốc trước khi thu hoạch (ngày/ tuần);
  • Nguy hiểm (độc) đối với vật nuôi. Không thả vật nuôi vào khu vực sử dụng thuốc (giờ/ ngày);
  • Người không có trang bị bảo hộ không được vào khu vực sử dụng thuốc (giờ/ ngày);
  • Thông gió khu vực sử dụng thuốc (giờ/ngày) trước khi vào làm việc (nhà kho…).

Xem thêm:

Ký hiệu chú ý về an toàn trên thuốc bvtv có ý nghĩa như thế nào?

a) Đối với thuốc

  • Gây ngộ độc nếu hít phải;
  • Gây ngộ độc nếu uống phải;
  • Gây ngộ độc nếu tiếp xúc với da;
  • Gây dị ứng đối với da, mắt, hệ hô hấp.

b) Khi sử dụng

  • Tránh hít phải thuốc;
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với da, mồm, mắt và mũi;
  • Không hút thuốc, ăn uống;
  • Sử dụng trang bị bảo hộ (quần áo, kính, mũ, găng tay, ủng…);
  • Rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.

c) Sau khi sử dụng

  • Rửa chân tay hay tắm rửa;
  • Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động.

Những thông tin này phải được ghi rõ ràng để người sử dụng thuốc dễ đọc, dễ hiểu.

Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc

Ghi rõ phương pháp sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc

  • Khi thuốc dính vào da hoặc mắt phải làm gì;
  • Khi hít phải hơi thuốc phải làm gì;
  • Khi uống phải thuốc phải làm gì;
  • Nếu thuốc dính vào quần áo phải làm gì;
  • Trong hoặc sau khi sử dụng thuốc nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải làm gì;
  • Triệu chứng ngộ độc như thế nào;
  • Thuốc giải độc (nếu có).

Xem thêm:

Ký hiệu vạch màu có ý nghĩa trong thuốc bvtv như thế nào?

Màu của vạch màu được xác định dựa theo bảng phân loại độ độc của tổ chức Y tế thế giới (WHO).

  • Đối với thuốc thuộc nhóm độc Ia, Ib: vạch màu đỏ;
  • Đối với thuốc thuộc nhóm độc II: vạch màu vàng;
  • Đối với thuốc thuộc nhóm độc III: vạch màu xanh lam;
  • Đối với thuốc thuộc nhóm độc IV: vạch màu xanh lá cây
  • Vạch màu này đặt ở phần dưới cùng của nhãn và có độ dài bằng độ dài của nhãn, chiều cao tối thiểu bằng 10% chiều cao của nhãn;
  • Màu của vạch màu phải bền, không bị nhoè hoặc phai.

Các thông tin khác

  • Thời hạn sử dụng (năm, được in chìm hoặc nổi cùng vị trí với ngày gia công, sang chai, đóng gói)
  • Ngày gia công, sang chai, đóng gói (có thể được in chìm hoặc nổi ở mép cuối bao gói thuốc hoặc trên nhãn chính của thuốc);
  • Số đăng ký sử dụng;
  • Số KCS (nếu có);
  • Các thông tin khác (nếu có) trừ các hình ảnh về người, động vật, thực vật không thuộc đối tượng phòng trừ

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con nhận biết và hiểu hơn về ý nghĩa ký hiệu các dạng thuốc bvtv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *