Vai Trò Của Lân Đối Với Cây Trồng

vai-tro-cua-lan-doi-voi-cay-trong

Vai trò của lân đối với cây trồng rất quan trọng. Hôm nay bà con hãy cùng TH AGRICARE tìm hiểu về nguyên tố Lân. Ai chưa biết về vai trò của Đạm thì bấm vào đây để xem nhé.

Vai trò của lân đối với cây trồng

  • Lân giữ vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein.
  • Lân là thành phần chính của chất ADP và ATP là những chất cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây.
  • Lân còn tham gia trong thành phần của nhiều chất quan trọng như axit nucleic, protein, nhiễm sắc thể.
  • Lân cần cho sự phân chia tế bào, sự phát triển của mô phân sinh, kích thích sự phát triển của hệ rễ, sự hình thành mầm hoa và phát triển của quả. Quyết định chất lượng hạt giống, kích thích sự hình thành nốt sần ở rễ cây họ đậu.
  • Lân giúp cây tăng khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận như rét, hạn, sâu bệnh.

Nhu cầu Lân của cây trồng

Trong các nguyên tố đa lượng, lượng lân cây cần xếp sau đạm và kali. Tỉ lệ lân trong cây biến động từ 0,08 đến 1,4%. Với lúa, trung bình 1 vụ cây lấy đi từ đất khoảng 70kg P2O5, cải bắp là 102kg P2O5 với cà phê để có 1 tấn nhân cần 65kg P2O5  cho 1 tấn quả.

Cây trồng hút lẫn dưới dạng khoáng của phôtphat hóa trị 1 (H2PO4-) và phôtphat hóa trị 2 (HPO4)2-; hai dạng này đều dễ tiêu với cây nhưng lại có rất ít trong đất.

Rễ cây còn tiết ra axit cacbonic (H2CO3) và các axit hữu cơ khác để hòa tan hợp chất lần giúp cây hút lần thuận lợi hơn.

Ngoài ra cây cũng có thể hút được một lượng ít các hợp chất lẫn hữu cơ đơn giản. Vì các đặc tính trên mà cây có thể hút lần ở trong đất ngay cả khi nồng độ lân rất thấp làm kiệt quệ lần nếu không được bón phân đầy đủ..

Một điều cũng cần chú ý là cây non rất mẫn cảm với lân, nếu thiếu lân ở thời kỳ cây con sẽ cho hậu quả rất xấu mà về sau dù có bón thêm cũng không khắc phục được, vì vậy cần cung cấp lân cho cây ngay từ giai đoạn đầu bằng bón lót và bón thúc sớm.

Lân trong đất như thế nào?

Lượng lên tổng số tự nhiên có trong các loại đất ở Việt Nam trung bình là 0,03 – 0,12%, cao nhất là đất nâu đỏ bazan khoảng 0,3.

Nguồn lân tự nhiên trong đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới, vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất và điều kiện khí hậu. Đất hình thành trên đá mẹ giàu lân có hàm lượng lên cao (đất đỏ bazan).

Đất có thành phần cơ giới nặng nhiều lần hơn đất có thành phần phần cơ giới nhẹ. Đất giàu chất hữu cơ cũng nhiều lân. Trong đất, lân cũng tồn tại ở 2 dạng là lân hữu cơlân vô cơ.

Hàm lượng lân hữu cơ trong đất

Lân hữu cơ chủ yếu ở trong mùn, chiếm từ 20 – 80% lân tổng số. Dạng lân này cây không sử dụng trực tiếp được mà cần qua quá trình khoáng hóa giải phóng ra axit photphoric và muối lân dễ hòa tan cây mới hấp thụ được.

Quá trình này có sự tham gia của vi sinh vật và phụ thuộc vào một số điều kiện khác như bản chất các hợp chất hữu cơ có lân, độ pH, nhiệt độ. Độ pH = 6 – 7 và nhiệt độ tương đối cao (35 – 40°C) thuận lợi cho quá trình khoáng hóa lân.

Hàm lượng lân vô cơ trong đất

Lân vô cơ trong đất ở dưới dạng các muối phôtphat mà chủ yếu là các muối không tan như Ca3(PO4)2 Mg(PO4)2 (ở đất trung tính và kiềm), AlPO4, FePO4 (đất chua) và Na3PO4 (đất mặn).

Riêng ở đất lúa ngập nước, lẫn thường ở dạng phôtphat sắt hai (Fe(PO4)2) dễ tan hơn và là nguồn cung cấp chủ yếu lân cho cây lúa.

phan-dap-la-gi
Phân DAP được bà con lựa chọn làm nguồn bổ sung lân cho đất và cây trồng

Cách tăng hiệu quả sử dụng phân bón với từng loại đất

Trong đất có một lượng khá lớn lân bị keo đất giữ chặt và một số ion kim loại như Fe3+, Al3+ kết hợp thành chất lân không tan (như FePO4, AIPO4) làm cây không hấp thụ được. Các ion Fe, Al có nhiều trong đất chua phèn, vì vậy ở vùng đất này cây thường bị thiếu lân.

Cần giảm chua phèn bằng bón vôi, rửa phèn hoặc bón phân lân dạng ít chua và dễ tan như lân nung chảy, phân DAP. Hiện đã có chất Avail trộn với phân lân có tác dụng hạn chế sắt và nhôm kết hợp với lân, tăng hiệu quả sử dụng phân.

Trên đất kiềm giàu canxi, H2PO4- kết hợp với canxi thành các hợp chất phôtphat canxi khó tan, cây cũng không hấp thụ được.

Axit humic và các humat có nhiều trong chất mùn cũng có khả năng hạn chế sự giữ chặt lân của keo sét, tăng lượng lân dễ tiêu cung cấp cho cây.

Các hiện tượng của cây lúa được bón phân lân

Từ những ý nghĩa, vai trò của lân đối với cây trồng, khi cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trổ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng

Cây lúa thiếu lân còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.DIN

Khi bà con bón thừa lân, gây ra ngộ độc lân. Đầu lá bị đen, lá non chuyển màu, lá già xuất hiện các vết nứt gãy, cây có thể bị chết khô.

Nguyên nhân gây thiếu Lân

Đất chứa Lân ở dạng khó hấp thu (ví dụ: đất phèn chứa một lượng lớn ion nhôm sắt ( Al và Fe) dẫn đến sự hình thành các hợp chất Lân không hòa tan khó tiêu ở mức pH thấp.)

Bón không đủ phân Lân khoáng

Thiếu Lân thường hay gặp ở Lúa gieo sạ trực tiếp, mật độ cao và bộ rễ ăn nông

Các khuyến nghị chung về bổ sung Lân

Để duy trì năng suất Lúa từ 5-7 tấn/ha đồng thời bổ sung lại cho đất lượng Lân mà cây Lúa và hạt Lúa đã lấy đi thì cần bón 15-30 kg P/ha (tương đương 35-70 P2O5/ha)

Phân bón lá chứa Lân cao phun vào giai đoạn trước trổ cũng là một biện pháp hiệu quả làm tăng năng suất Lúa trên đất nghèo Lân. Lân bón lá  được phun trực tiếp lên cây là biện pháp hiệu quả để tăng năng suất Lúa trên đất nghèo Lân.

Vì vậy, bổ sung Lân đúng lúc và kịp thời là kỹ thuật trồng Lúa cần thiết bạn nên áp dụng.

Trên đây là những chia sẻ đến bà con về vai trò của lân đối với cây trồng. Nhớ vào website TH-AGRICARE thường xuyên để cập nhật các thông tin mới nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *