Cỏ dại là những loại cây mọc ở những nơi mà con người không mong muốn, chúng làm giảm năng suất cây trồng do cạnh tranh với cây trồng về ánh sáng – nước và dinh dưỡng trong đất. Nhiều loại cỏ dại còn là ký chủ trung gian của sâu bệnh hại, cỏ dại còn là nơi trú ẩn của chuột… Do vậy cần có biện pháp quản lý cỏ dại cho cây trồng.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên tắc quản lý cỏ dại
Nguyên tắc quản lý cỏ dại là tạo những điều kiện không thích hợp cho sự tăng trưởng của chúng nhưng lại không làm ảnh hưởng đến cây trồng. Có nhiều biện pháp quản lý cỏ dại khác nhau như biện pháp canh tác – vật lý – sinh học – hóa học… mỗi biện pháp đều có những ưu, khuyết điểm nhất định. Việc áp dụng một biện pháp liên tục lâu dài sẽ dẫn đến hình thành một số loại có kháng với biện pháp trừ cỏ đã áp dụng.
Nhận biết các loại cỏ dại thường gặp
Cỏ lá hẹp (hòa bản)
Lá hẹp dài, gân lá song song thân tròn thường rỗng, lá thẳng đứng và mọc thành hai hàng dọc theo thân : cỏ lồng vực, có đuôi phụng, có chỉ nước…
Cỏ lác
Lá mọc thành ba hàng dọc theo thân thường cứng và có ba cạnh : cỏ chác, cỏ cháo, có 14.
Cỏ lá rộng
Lá thường rộng, đa dạng gần 1. xếp theo nhiều cách khác nhau, nhưng không Song rau bợ, rau mác bao, cỏ xà bông, cỏ mực, có lục bình.
Một số loại cỏ dại trên ruộng lúa
Biện pháp phòng trừ tổng hợp dại trong ruộng lúa
Biện pháp canh tác:
Làm đất kỹ:
- Dọn cỏ mặt ruộng trước khi làm đất : Nếu ruộng có nhiều có thì trước khi cày bừa phải dọn sạch cỏ cũng có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc để trừ cỏ trước như các loại thuốc gốc Glufosinate Ammonium thay thế cho gốc Glyphosate trước giờ nông dân hay sử dụng(Cấm sử dụng thuốc diệt cỏ có gốc Glyphosate từ ngày 01/07/2021 theo thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), hoặc 2,4D.
- Trước khi gieo cấy nên cày bừa đất kỹ để diệt các mầm cỏ nếu có thân hoặc củ của các loại thuộc đa niên nên nhặt bỏ khỏi ruộng hoặc vùi sâu xuống bùn.
- Kết hợp làm đất cần san mặt ruộng bằng phẳng sau đó điều tiết mực nước ruộng thích hợp khống chế cỏ và thuận lợi cho việc dùng thuốc trừ cỏ.
Chọn hạt giống lúa sạch cỏ
- Trước khi ngâm ủ giống cần sàng sẩy lại hạt giống, lọc bỏ hạt cỏ và hạt lúa lép lửng trong nước.
- Chú ý chọn giống sạch cỏ ngay từ vụ trước như khử bỏ các bông cỏ trên ruộng trước khi thu hoạch, không ” giống ở những ruộng có nhiều có khi thu hoạch.
Chăm sóc ruộng lúa
- Chủ yếu là để đảm bảo chế sốc và chế độ phân bón thích hợp, một mặt có tác dụng hạn chế cỏ, mặt khác tạo điều kiện cho cây lúa phát triển đủ sức cạnh tranh với cây cỏ.
- Sau khi sạ từ 5 – 7 ngày khi lúa đã mọc đều cần cho nước vào. Việc giữ nước ruộng ở thời gian đầu sau khi sa hoặc cấy lúa có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế cổ đại – đây cũng là thời gian phần lớn các hạt cỏ nẩy mầm, nếu không bị ngập nước hạt cỏ nấy mầm thuận lợi, số lượng có nhiều, sau đó được bón thúc phân cỏ sẽ phát triển mạnh, có thể lấn át lúa.
- Bón phân kịp thời, đầy đủ và cân đối NPK tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt, tăng sức cạnh tranh với cỏ. Chú ý đợt bón thúc đầu không nên quá muộn, thường bón khi lúa được 2 – 3 lá (sau sạ từ 10 – 15 ngày) khi hạt lúa hết chất dinh dưỡng dự trữ cây lúa bắt đầu cần chất dinh dưỡng từ đất.
Luân canh
- Luân canh lúa nước với cây trồng cạn như bắp, rau, cây họ đậu có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại cho cả ruộng lúa và ruộng cây trồng cạn. Sau khi thu hoạch lúa làm đất trồng rau màu hạt có trong ruộng lúa mọc mầm sau đó không thích hợp trong ruộng khô cạn và đất thường xuyên xáo xới nên cỏ bị chết. Các hạt cỏ trên ruộng cây trồng cạn lại không phát triển được trong ruộng có nước vì vậy vụ lúa sau mật độ cỏ giảm nhiều.
- Tác dụng của các biện pháp canh tác trong việc phòng trừ cỏ dại chủ yếu là làm cho cây lúa sinh trưởng nhanh, phát triển tốt để đủ sức cạnh tranh lấn át cỏ dại. Một số biện pháp có tác dụng trực tiếp diệt cỏ dại như làm đất kỹ, giữ nước đầy đủ, luân canh với cây trồng cạn.
Nhổ cỏ bằng tay
- Với lúa sạ thời gian nhổ cỏ lần đầu tốt nhất là khi lúa được 4-5 lá, bắt đầu đẻ nhánh thường là sau khi sạ từ 20-25 ngày lúc này cỏ tương đối lớn (3-4 lá) dễ phát hiện và nhổ bỏ nhất là một số cỏ hòa bản có hình dạn giống cây lúa như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng,.. lần nhổ cỏ này thường kết hợp với tỉa dặm lúa để ổn định và phân bố mật độ đồng đều trong ruộng lúa. Khi lúa 40-45 ngày nếu còn nhiều cỏ có thể phải nhổ tiếp lần 2 trước khi bón phân thúc lần cuối.
- Đặc biệt chú ý khi lúa trổ xong cũng là lúc cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng và lúa cỏ sắp chín cần ngắt bỏ các bông cỏ để không cho hạt cỏ chín rụng xuống hoặc lẫn vào hạt lúa khi thu hoạch, đây là đợt cỏ rất quan trọng.
Biện pháp hóa học
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ nhà nông diệt cỏ dại rất hiệu quả. Phân loại thuốc trừ cỏ theo các nhóm hoạt chất như:
- Nhóm tiền nảy mầm
- Nhóm tiền nảy mầm và nảy mầm, chọn lọc
- Nhóm hậu nảy mầm sớm, chọn lọc
- Nhóm hậu nảy mầm, chọn lọc
- Nhóm không chọn lọc
Một số loại thuốc diệt cỏ được người dân sử dụng:
Mỗi loại thuốc diệt cỏ có gốc hoạt chất và liều lượng, thời gian sử dụng khác nhau. Nhà nông nên lựa chọn các loại thuốc trừ cỏ lúa phù hợp với loại đất, điều kiện thời tiết, thời gian của ruộng để đạt hiệu quả nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ký hiệu CS, EC, SC, WP, EW trong thuốc bảo vệ thực vật có ý nghĩa gì?
Hướng Dẫn Đọc – Hiểu Các Thông Tin Có Trên Nhãn Bao Bì Thuốc BVTV
Hoạt Chất Indoxacarb – Giải Pháp Hiệu Quả Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá, Bọ Trĩ
Hoạt Chất Metalaxyl – Thuốc Phòng Trừ Nấm Bệnh Phổ Rộng
Gốc Hexaconazole Trừ Nấm Phổ Rộng: Tác Động, Cách Sử Dụng Hiệu Quả và Đánh Giá
Hoạt Chất Iprodione Trong Nông Nghiệp: Ứng Dụng và Tác Động Đến Môi Trường
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cây Hành Lá
Propineb – Thuốc trừ nấm tiếp xúc hiệu quả cho nhiều loại cây trồng