Bạn có đang làm ô nhiễm, thoái hoá đất và biện pháp cải tạo đất?

o-nhiem-thoai-hoa-dat-va-bien-phap-khac-phuc

Đất là nơi sinh sống của con người, động vật, thực vật và vi sinh vật. Cùng với không khí và nước, đất là yếu tố quan trọng của môi trường sống. Đất cũng có thể bị ô nhiễm như nước và không khí vậy. Liệu rằng con người chúng ta đang làm ô nhiễm đất không? Cùng TH-AGRICARE phân tích nhé.

Sự ô nhiễm đất và cách khắc phục

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất là gì?

Đất bị ô nhiễm là đất chứa một lượng nhất định các yếu tố độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đất bị ô nhiễm một phần do điều kiện tự nhiên (từ đá mẹ), phần quan trọng do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Các yếu tố làm ô nhiễm môi trường đất gồm các kim loại nặng (chì, thủy ngân, đồng,…), chất đạm dưới dạng Nitrat (NO3), thuốc bảo vệ thực vật và các vi sinh vật gây bệnh cho người (như vi khuẩn E-coli, Samonella…). Các yếu tố này có thể tích lũy trong đất với mức độ cao, vượt quá ngưỡng cho phép làm đất bị ô nhiễm.

Đối với cây trồng, đất bị ô nhiễm bởi các yếu tố trên ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của nông sản phẩm. Các chất độc hại trong đất được cây trồng hấp thụ để lại dư lượng trong sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Để có sản phẩm nông nghiệp an toàn trước hết không được trồng trên đất có yếu tố gây độc. Các chất độc trong đất có thể phát tán vào nước và không khí gây ô nhiễm môi trường sống.

Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người là nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm đất. Các khu dân cư thải ra rác và nước bẩn. Các nhà máy công nghiệp thải ra kim loại nặng và hóa chất độc. Bón nhiều phân đạm và dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật  để lại nhiều nitrat và hóa chất độc trong đất và trong nông sản. Bón phân hữu cơ chưa ủ hoai có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người và sinh ra chất độc gây hại cho cây.

Biện pháp hạn chế ô nhiễm đất

Để hạn chế ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng cần xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp, áp dụng đúng các biện pháp canh tác và bảo vệ đất (đặc biệt không bón phân hữu cơ chưa ủ hoai, không được dùng nhiều phân đạm và thuốc BVTV hóa học). Đối với cây trồng đòi hỏi chất lượng và độ an toàn cao (như rau, quả, chè, thuốc lá,…) cần trồng trên đất không bị ô nhiễm.

Sự thoái hóa đất và cách khắc phục

Đặc điểm đất thoái hóa và nguyên nhân

Khi độ phì nhiêu của đất bị giảm đi là đất bị thoái hóa, tức là đất trở nên xấu, không đủ khả năng giữ, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Dẫn đến cây trồng sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tình trạng nước và chất dinh dưỡng trong đất có liên quan đến nhiều yếu tố như cấu trúc đất, hàm lượng mùn và chất khoáng, số lượng và thành phần sinh vật. Có nhiều nguyên nhân làm cho các yếu tố trên trở nên không thuận lợi, tức là giảm độ phì của đất, gây nên hiện tượng thoái hóa đất. Trong các nguyên nhân có cả nguyên nhân thuộc về tự nhiênnguyên nhân do con người.

Nguyên nhân tự nhiên chủ yếu do vị trí địa hình đất. Đất cao và dốc không được phù sa bồi đắp còn bị rửa trôi xói mòn, điển hình là tạo thành các loại đất xám và bạc màu ở trung du. Ở vùng đất trũng bị nước ngập liên tục tạo thành nhiều tầng bùn nhão ở phía trên và tầng đất xám bí chặt ở dưới (gọi là tầng gây) làm cho đất trở nên chua và có nhiều chất gây hại cho rễ cây và vi sinh vật. Đây cũng là  một dạng đất bị thoái hóa (trong hệ phân loại đất gọi là đất xám glây hoặc đất đầm lầy).

Vùng mưa nhiều đất bị xói mòn mạnh. Sự xâm nhập mặn do nước biển dâng cũng làm đất bị thoái hóa. Nguyên nhân do tự nhiên xảy ra chậm chạp nhưng ảnh hưởng trong phạm vi rộng và khó khắc phục. Trên thế giới có những vùng đất rộng lớn bị thoái hóa thành sa mạc (sa mạc hóa), trồng trọt kém hiệu quả. Hiện tượng này ngày càng tăng là nguy cơ của nhân loại. Trong mức độ và phạm vị nhất định con người có thể bằng nhiều biện pháp hạn chế tác hại do tự nhiên và cải tạo đất bị thoái hóa trở nên tốt hơn.

 

Nguyên nhân do con người cũng không kém phần quan trọng. Con người trong quá trình canh tác đã không ngừng tác động vào đất, nếu các biện pháp canh tác không thích hợp sẽ làm đất bị thoái hóa. Đáng chú ý là việc bố trí cơ cấu cây trồng, tưới nước và bón phân.

Trồng lâu dài một loại cây trên một khu đất dễ làm chất dinh dưỡng trong đất mất cân đối do cây hút nhiều một vài chất nhất định làm hàm lượng các chất này bị giảm dẫn đến thiếu hụt. Để đất khô quá hoặc thường xuyên ướt quá cũng có thể phá vỡ kết cấu đất. Bón phân không đủ và mất cân đối lâu ngày, nhất là bón nhiều phân hóa học mà ít bón phân hữu cơ, bón nhiều phân không thích hợp với đặc điểm đất (như đất chua trũng lại bón nhiều super lân hoặc sunfat đạm) cũng làm giảm độ phì nhiêu của đất dẫn đến bị thoái hóa.

Chặt phá rừng bừa bãi  làm cho dòng nước không bị ngăn cản chảy mạnh, tăng sự rửa trôi, xói mòn trên tầng đất mặt cũng dẫn đến bị thoái hóa. Có điều là tác động của con người thường chỉ là trong phạm vi hẹp và hoàn toàn có thể điều chỉnh khắc phục được.

Các biện pháp ngăn ngừa thoái hóa và cải tạo đất

Để ngăn ngừa đất bị thoái hóa và cải tạo đất xấu, có thể áp dụng nhiều biện pháp về kỹ thuật nông nghiệp, sinh học, biện pháp nông lâm kết hợp, biện pháp kỹ thuật công trình và các biện pháp tổ chức quản lý. Mục đích chủ yếu là chống rửa trôi, xói mòn đất

  • Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp thường áp dụng là tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp sử dụng phân hóa học một cách thích hợp. Sử dụng phương pháp tưới phun mưa, hay tưới nhỏ giọt. Luân canh cây trồng. Bón vôi giảm độ chua. Trên đất phèn trồng cây chịu phèn (dứa, khoai mỡ…). Trồng cây ngang theo sườn dốc, trồng cây theo đường đồng mức và làm ruộng bậc thang ở những vùng đất đồi dốc.
  • Biện pháp sinh học chủ yếu là trồng cây phủ đất và cây chắn gió, bảo vệ rừng và trồng thêm rừng.
  • Biện pháp nông lâm kết hợp là trồng cây lâu năm theo đồng mức xen kẽ những cây ngắn ngày ở vùng đất dốc, vừa tăng hiệu quả kinh tế.
  • Biện pháp kỹ thuật công trình như đào kênh, đó! nước, hệ thống tưới tiêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *